Đau cổ – Nguyên nhân do đâu và điều trị thế nào cho hiệu quả?

Bỗng dưng bạn bị đau cổ không rõ nguyên nhân khiến bản thân vô cùng khó chịu và cảm thấy bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, học tập. Vậy đau cổ đến từ nguyên nhân nào và làm sao để khắc phục tình trạng đau cổ hiệu quả, nhanh chóng? Đừng bỏ lỡ bài chia sẻ hữu ích dưới đây của các chuyên gia GOSURE CANXI nhé!

Đau cổ là gì?

Cổ gồm 7 đốt sống (C1 đến C7), xương ức và xương đòn gánh, tạo thành một đường cong chữ C. Giữa các đốt sống có các đĩa đệm với vai trò giữ cho cột sống linh hoạt và giảm xóc. Các đốt xương nối với nhau bởi các cặp khớp nhỏ gọi là khớp và dây chằng, các khớp này cho phép cổ thực hiện các hoạt động di chuyển, xoay, nghiêng, gập đầu…

Đau cổ hay còn gọi là sái cổ là tình trạng xuất hiện cơn đau vùng cổ hoặc vùng quanh cổ, cơ cổ trở nên căng cứng khiến việc vận động và xoay đầu bị hạn chế. Tình trạng đau cổ thường xuất hiện bất ngờ vào mọi thời điểm nhưng thường gặp nhất là vào buổi sáng, khi ngủ dậy, liên quan đến hệ cơ xương khớp và mạch máu tại vùng vai gáy. Tình trạng này xảy ra khi cấu trúc của cột sống cổ gặp vấn đề, cụ thể các đốt sống (xương sống), đĩa đệm bị sai lệch hoặc do hệ thống gân (kết nối các bó cơ với xương) và dây chằng (kết nối các đốt sống) bị chấn thương.

Khi bị đau cổ, ban đầu người bệnh chỉ thấy có cảm giác đau nhẹ và mỏi vùng vai gáy. Những cơn đau này sẽ tăng lên về mức độ và tần suất xuất hiện nếu bệnh kéo dài, không can thiệp sớm. Cơn đau cổ càng biểu hiện rõ ràng khi người lao động nặng, vận động vùng cổ, vai và gáy nhiều.

Phân loại đau cổ

Dựa vào thời điểm diễn ra bệnh, có thể chia đau cổ thành 2 loại:

1. Đau cổ cấp tính

Thường kéo dài vài ngày. Đau cổ cấp tính là tình trạng cơn đau xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ. Thông thường, loại này xuất hiện do bạn ngủ sai tư thế hoặc gặp chấn thương trong lao động, sinh hoạt hàng ngày khiến căng giãn dây chằng cổ quá mạnh và nhanh. Tình trạng này có thể tự hết trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

2. Đau cổ vai gáy mãn tính

Thường kéo dài hơn 3 tháng đến hàng năm. Với trường hợp này, tình trạng đau vai gáy sẽ “ghé thăm” thường xuyên, lâu dài và kèm thêm các triệu chứng khó chịu như đau mỏi vùng vai gáy, tê vùng cổ và lan dần xuống cánh tay, đau kéo dài lên đầu, đặc biệt khi vận động sẽ gây ra đau đớn khó chịu hơn.

Với các trường hợp này, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và chỉ dẫn cách điều trị hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn về sau.

Triệu chứng đau cổ thường gặp

Khác với các bộ phận cột sống khác của cơ thể, cột sống ở cổ có phần đệm hỗ trợ rất ít nhưng lại chịu áp lực rất lớn do phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng vùng đầu. Do đó, cột  sống cổ dễ bị tổn thương, nhức mỏi với các biểu hiện cụ thể:

  • Các cơ ở cổ bị căng cứng hoặc co thắt và khó cử động
  • Giảm khả năng di chuyển đầu, gặp khó khăn khi nhìn sang hai bên
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi giữ đầu ở một vị trí trong thời gian dài như lái xe, đọc sách, làm việc với máy tính.
  • Đau đầu, đôi khi cơn đau hành hạ khiến bạn không ngủ được
  • Tình trạng còn tăng lên khi đứng, đi lại, ngồi lâu, vận động cột sống cổ, ngoài ra cơn đau sẽ tăng lên khi thời tiết thay đổi.
  • Đau cổ có xu hướng lan xuống bả vai, làm cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê cứng
  • Trường hợp nặng, chỉ cần cử động, đi lại nhẹ nhàng cũng cảm thấy đau đớn và khó chịu.

Những nguyên nhân gây đau cổ thường gặp

1. Nguyên nhân đau cổ cấp tính

Đau cổ cấp tính thường do căng cơ, bong gân, giãn dây chằng mà nguyên nhân cụ thể là:

– Căng cơ đau cổ do một số hoạt động như ngồi ở bàn làm việc quá lâu, đặc biệt là những vị trí không thoải mái dễ gây đau, cứng ở vùng cổ hoặc vai gáy. Ngoài ra, một số hoạt động ngửa đầu ra sau, gây áp lực lên vùng xương cổ như sơn trần nhà, bơi ếch, đua xe đạp cũng gây ra tình trạng căng cơ đau cổ.

– Thói quen xấu gây đau cổ: Nằm ngủ trên gối quá cứng hoặc quá mềm; ít tham gia các hoạt động thể chất làm ảnh hưởng đến trao đổi chất giữa các đĩa đệm; hút thuốc lá, uống rượu bia gây nên tình trạng mất nước ở các đĩa đệm, thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa; ngoẹo cổ khi xem tivi, nghe điện thoại cũng có thể gây đau cổ….

– Chấn thương cổ: Các chấn thương do ngã, đòn roi hay tập thể thao cũng có thể gây đau cổ cấp tính.

– Whiplash: Đây là một chấn thương ở cổ do sự cử động đột ngột. Khi có tác động mạnh từ phía sau khiến cổ bị giật nhanh về phía trước và sau đó giật ngược lại, điều này gây ra chấn thương cơ và mô liên kết, khiến cơ bị đau, khó cử động. Chấn thương này xảy ra sau vụ tai nạn giao thông hoặc trượt chân ngã.

2. Nguyên nhân gây đau cổ mãn tính

Đau cổ mãn tính thường khó xác định rõ nguyên nhân. Các chuyên gia cơ xương khớp đưa ra một số nguyên nhân thường gặp như:

– Thoái hóa cột sống cổ: Thường gặp ở người trên 30 tuổi, các đốt sống ở cổ dần bị hao mòn, đĩa đệm trở nên phẳng hơn hoặc mất nước khiến nó dễ bị nứt, rách, lớp sụn và xương dưới sụn bị bào mòn do thoái hóa, các gai xương có thể hình thành dọc theo thân đốt sống. Từ đó gây ra các cơ đau nhức tại vị trí thoái hóa và đặc biệt là khi cử động cổ.

Điều đáng nói, khi các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ trở nên mãn tính và không can thiệp sớm có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp hoặc hẹp ống sống.

Thoái hóa cột sống cổ gây ra tình trạng đau cổ, nếu không can thiệp sớm có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp… rất nguy hiểm

– Thoát vị đĩa đệm: Xảy ra do vùng bao bên ngoài của đĩa đệm cổ bị rách, đứt hoặc trượt khỏi vị trí bình thường khiến cho các chất nhầy ở phần trung tâm chảy ra hết ngoài và chèn ép các bộ phận rễ thần kinh, ống tủy và gây ra các cơn đau cổ lan tỏa vào vai, cánh tay và nhiều vị trí khác. Bệnh thường xảy ra ở 3 đốt sống vùng cổ là C4, C5 và C6, đây là nơi chịu áp lực nhiều nhất trên cột sống cổ. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng khó lường nếu không được điều trị kịp thời.

– Các bệnh viêm khớp cột sống: Một số bệnh lý viêm khớp cột sống có thể gây đau khớp cổ như: Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gút…

– Vôi hóa cột sống: Cột sống bị vôi hóa do canxi lắng đọng bám vào thân đốt sống. Các chồi xương này gây chèn ép rễ thần kinh ống sống dẫn đến đau cổ, đau vai gáy và khó vận động.

– Nhiễm trùng cột sống cổ: Nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm hoặc virus lây lan theo đường máu vào tủy sống mô. Các tác nhân ngoại này này có thể tấn công cột sống và gây ra những triệu chứng như đau cổ, cứng cổ, khó cử động cổ, yếu hoặc tê nếu nhiễm trùng tiến triển và gây chèn ép dây thần kinh…

Những đối tượng dễ bị đau cổ

Những đối tượng có nguy cơ bị đau cổ vai gáy như:

– Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng có nguy cơ cao bị đau cổ, vai gáy.

– Vận động viên chơi các môn thể thao như đá bóng, tennis, bơi lội, thể hình…. Đều tác động nhiều đến các khớp dễ dẫn đến thoái hóa khớp sớm và có thể gây đau cổ.

Những người phụ nữ nội trợ gia đình thường xuyên phải làm các công việc như nấu ăn, giặt giũ, lau dọn nhà cửa… khiến các khớp, trong đó có khớp cổ phải làm việc căng thẳng dễ dẫn đến đau cổ, vai gáy…

– Người cao tuổi do việc hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng ở vùng sụn, cơ, xương, khớp bị suy giảm. Đồng thời, khi lớn tuổi lượng xương sản sinh luôn ít hơn lượng xương bị phá hủy. Dễ gây ra tình trạng loãng xương, tổ chức sụn khớp không còn chắc khỏe gây thoái hóa cột sống.

– Những người mắc các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư cổ cũng là nguyên nhân gây ra đau cổ, đau vai gáy thường xuyên…

– Những người bị bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, vai gáy hoăc do thay đổi thời tiết.

Đau cổ có nguy hiểm không?

Trong hầu hết trường hợp, đau cổ không phải là một tình trạng nguy hiểm. Đau cổ cấp tính sẽ khỏi trong vài ngày hoặc phải tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp đau cổ mạn tính kéo dài có thể do bệnh lý bạn không được chủ quan, chủ động đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường sau:

  • Cơn đau cổ kéo dài dai dẳng trên một tuần
  • Đau dữ dội và mức độ ngày càng tăng
  • Đau ngay cả khi nghỉ ngơi và không vận động
  • Hạn chế cử động và gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động như cúi, gập, xoay người
  • Cơn đau cổ kèo các triệu chứng khác như: Hoa mắt, ù tai, sốt, buồn nôn, khó nuốt, cơn đau lan tỏa xuống vai, cánh tay…

Một số phương pháp điều trị và cải thiện tình trạng đau cổ

Đau cổ xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Do đó, để khắc phục hiệu quả tình trạng người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân nhờ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Trường hợp đau cổ cấp tính do một số nguyên nhân thông thường không phải do bệnh lý, các cơ đau cổ đều có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc Tây, chườm nóng, chườm lạnh, nghỉ ngơi…. Còn đối với trường hợp đau cổ mạn tính bạn sẽ phải nhờ bác sĩ can thiệp. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng và yêu cầu chụp X-quang, CT scan, FMG (điện cơ) hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị kịp thời để xoa dịu cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh.

Một số phương pháp điều trị và cải thiện tình trạng đau cổ phổ biến như:

1. Nghỉ ngơi, thư giãn

Nghỉ ngơi được coi là một trong những biện pháp đầu tiên và đơn giản nhất đối với tình trạng đau cổ do căng cơ hoặc căng thẳng. Nghỉ ngơi, thư giãn giúp làm giảm áp lực ở cổ và tạo cơ hội để phục hồi cơ, khớp và dây chằng.

2. Massage vùng cổ

Massage là cách đơn giản để khắc phục chứng đau cổ do căng cơ tại nhà. Bạn có thể thực hiện massage vùng cổ theo các bước sau:

  • Đầu tiên, thả lỏng vai, giữ thẳng cổ và lưng
  • Sau đó, xác định các vị trí đau trên cổ của bạn và nhấn mạnh bằng các ngón tay của bạn
  • Nhẹ nhàng di chuyển các ngón tay theo chuyển động tròn và lặp lại theo hướng ngược lại
  • Tiếp tục thực hiện động tác trong 3-5 phút

3. Chườm nóng, chườm lạnh

Nếu bạn bị đau cổ do co thắt cơ, căng cơ bạn có thể chườm nóng để giảm đau. Nếu bị đau cổ do chấn thương, 1-2 ngày đầu bạn có thể chườm lạnh nhiều lần trong ngày giúp giảm sưng tấy, phù nề và sau khi hết sưng viêm có thể tiến hành chườm nóng.

Ngoài ra, bạn có thể chườm nóng và lạnh luân phiên cứ mỗi 2 giờ/ lần, mỗi lần 15 phút ở những vùng mô mềm. Biện pháp này giúp giảm sưng, giảm đau và tránh bị chuột rút ở các cơ.

3. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc giảm đau thông thường có thể giúp xoa dịu nhanh cơn đau cổ như: Efferalgan, Paracetamol…, hay thuốc giảm đau chống viêm: Meloxicam, Diclofenac, Naproxen… Nhiều người cũng sử dụng miếng dán giảm đau có chứa chất chống viêm non-steroid, thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal…

Tuy nhiên, lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hay tăng liều lượng.

Với các loại thuốc Đông y, thuốc gia truyền người bệnh cũng lưu ý khi sử dụng. Tốt nhất nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc. Tránh tự ý mua và điều trị tại nhà bằng các bài thuốc Đông y, dân gian được quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội.

4. Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

Đây cũng là giải pháp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau cổ. Áp dụng các bài tập, liệu pháp vật lý trị liệu sẽ giúp kiểm soát cơn đau, hạn chế việc phụ thuộc vào thuốc, lấy lại sự cân bằng và giúp phục hồi sau chấn thương (nếu có).

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, các bài tập vật lý trị liệu phải được thiết kế chuyên biệt từ các bác sĩ có chuyên môn và phù hợp với thể trạng của từng người bệnh. Khi tập luyện phải có các chuyên viên hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo động tác thực hiện đúng và tránh tổn thương xương khớp.

5. Phẫu thuật

Áp dụng cho những trường hợp nặng, giúp giải ép rễ thần kinh hoặc tủy sống. Để thực hiện phẫu thuật bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin, lựa chọn đơn vị phẫu thuật uy tín, chất lượng nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.

6. Giải pháp hỗ trợ điều trị đau cổ do bệnh xương khớp mạn tính an toàn, hiệu quả

Hầu hết cơn đau cổ kéo dài dai dẳng xuất phát từ sự bất ổn của cấu trúc cột sống do các tổn thương ở sụn, xương dưới sụn và đệm gây nên các bệnh lý mãn tính như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, nhiễm trùng cột sống… Do đó, để cải thiện cơn đau cổ tận gốc, người bệnh nên tập trung chăm sóc xương khớp từ bên trong, giúp hàn gắn tổn thương, kiểm soát viêm và tái tạo sụn khớp bằng các dưỡng chất thiên nhiên như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong sản phẩm Gosure Canxi

Không dừng lại ở đó, nhóm dưỡng chất quý có trong Gosure Canxi còn cải thiện và phòng ngừa tình trạng đau cổ hiệu quả nhờ vào khả năng ức chế yếu tố tiền viêm (TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma). Từ đó, ngăn chặn quá trình viêm gây đau nhức tại các khớp, bảo vệ xương khớp, làm chậm thoái hóa cột sống và hỗ trợ bệnh lý xương khớp mạn tính hiệu quả.

Phòng ngừa đau cổ như thế nào?

Tình trạng đau cổ không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn khiến người bệnh gặp nhiều hạn chế khi vận động, chất lượng đời sống vì thế mà bị ảnh hưởng. Do đó, việc chủ động ngừa đau cổ là việc cần ưu tiên. Các giải pháp hữu ích trong phòng ngừa đau cổ dưới đây bạn có thể tham khảo:

1. Ngồi đúng tư thế trước màn hình máy tính

Tư thế ngồi giúp không chỉ giúp giảm áp lực lên vùng vai và cổ mà còn giúp ngăn ngừa đau nhức cổ và đau mỏi vùng vai gáy. Bạn cần điều chỉnh chiều cao của bàn và ghế sao cho cánh tay tạo thành góc vuông với khuỷu tay khi đánh máy.

Giữ khoảng cách giữa mắt và màn hình khoảng 50 cm. Màn hình máy tính cần được điều chỉnh sao cho bằng hoặc thấp hơn mắt một chút.

2. Giữ tư thế đúng khi dùng điện thoại

Thói quen “cắm mặt” vào điện thoại hàng giờ khiến đường cong sinh lý của cổ bị đảo ngược và dễ gây nên cơn đau ở cổ và gặp các vấn đề ở đĩa đệm. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng đau cổ bạn cần chú ý nên giữ thẳng đầu, nâng điện thoại lên ngang tầm mắt. Đồng thời, bạn nên sử dụng 2 tay và 2 ngón tay cái để gõ ký tự nhằm tạo sự cân đối và vị trí thoải mái hơn cho cột sống.

Tuyệt đối không được kẹp điện thoại một bên cổ và không giữ điện thoại bằng tai. Tư thế nào rất hại cho đốt sống cổ và lưng. Nếu phải nghe điện thoại trong thời gian dài bạn nên sử dụng tai nghe để hỗ trợ.

3. Tập thể dục cho cổ 

Nhân viên văn phòng không nên ngồi máy tính trong nhiều giờ liền. Cứ khoảng sau 2h nên đứng lên và đi lại đồng thời thực hiện một vài động tác thể dục tại chỗ đơn giản giúp giảm độ cứng cho cổ như:

– Cúi đầu về phía trước rồi từ từ ngửa ra sau. Sau đó, nghiêng cổ sang phải rồi nghiêng sang trái. Lặp lại động tác 5-10 lần.

– Đặt 2 tay ở phía sau đầu và đầu dồn sức về phía sau, trong khi đó 2 tay dùng lực để đẩy đầu về phía trước, nên duy trì tư thế trong 1-2 phút.

– Ngồi ở tư thế thẳng, tay trái nắm lấy thành ghế, tay phải vòng qua và đặt lên vùng đầu bên trái, sau đó kéo đầu về bên phải, giữ yên trong vòng 15 phút. Đổi bên và thực hiện tương tự.

4. Thói quen ngủ khoa học

  • Chọn gối phù hợp: Độ cao thích hợp của gối là từ 10 – 15 cm. Bạn không nên dùng gối quá mỏng hoặc quá dày vì có thể gây đau gáy, đau mỏi cổ và thiếu máu não. Đồng thời, nên chọn gối được làm từ chất liệu mềm, có độ đàn hồi, giúp khí lưu thông dễ dàng.

  •  Tư thế ngủ: Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt giúp phòng tránh đau cổ. Đối với người thích nằm nghiêng khi ngủ nên chọn loại gối không quá cao và vừa rộng đến vai để đảm bảo luôn giữ cổ đúng tư thế

  •  Ngủ đủ giấc và đúng giờ: Cần ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày và nên ngủ trước 23h tối và thức dậy trước 7h sáng. Nếu chất lượng ngủ kém hoặc ngủ không đủ, nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu, đau mỏi cổ và đau lưng sẽ tăng cao.

5. Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học là điều kiện đầu tiên để vận hành các hoạt động nội sinh của xương khớp. Bên cạnh đó, ăn uống lành mạnh cũng góp phần kiểm soát cân nặng và giảm thiểu áp lực lên cột sống.

6. Chăm sóc và bảo vệ xương khớp toàn diện bằng các hoạt chất thiên nhiên

Các chuyên gia đầu ngành xương khớp chia sẻ, để phòng chăm sóc và bảo vệ xương khớp toàn diện bên cạnh việc thiết lập lối sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, chúng ta cần chủ động bổ sung những dưỡng chất thiết yếu giúp chăm sóc hệ xương khớp từ bên trong như Gosure Canxi. Nhờ chứa các nhóm dưỡng chất quý như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…  Gosure Canxi thế hệ mới vừa giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp, vừa ngăn ngừa viêm, làm chậm quá trình thoái hóa, cho xương khớp chắc khỏe dài lâu.

Đau cổ có thể do làm việc sai tư thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng đau cổ kéo dài không thuyên giảm, tốt nhất bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để khắc phục kịp thời. Đồng thời, thay đổi thói quen xấu, xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho xương khớp để chăm sóc và bảo vệ xương khớp toàn diện.

Bài Viết Liên Quan

Đặt Hàng Ngay