Hội chứng ống cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cổ chân là một trong những khớp quan trọng tương tự như khớp gối, đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, giúp di chuyển, xoay người… và liên kết các mô, xương với nhau để kết nối với bàn chân. Chính vì vậy, cổ chân dễ có nguy cơ tổn thương và sớm mắc các bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là hội chứng ống cổ chân.

Hội chứng ống cổ chân là gì?

Hội chứng ống cổ chân (hay còn biết đến là hội chứng đường hầm cổ chân) là một tình trạng rối loạn chức năng thần kinh chày hoặc đau dây thần kinh chày sau, đi qua ống xơ xương. Đây là một bệnh có liên quan đến sự chèn ép của các cấu trúc bên trong đường hầm cổ chân.

Dây thần kinh chày nối dài chạy qua đường hầm cổ chân, là một lối đi hẹp bên trong mắt cá chân, dây thần kinh này còn được liên kết chặt chẽ bởi các xương và mô mềm bao bọc xung quanh. Tổn thương dây thần kinh chày thường xảy ra khi có áp lực từ bên trong hoặc tác động ngoại lực.

Vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế khi mắc phải hội chứng ống cổ chân.

Triệu chứng thường gặp của hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân được đánh giá tương tự như hội chứng ống cổ tay mà nhiều người mắc phải, nhưng xảy ra ở mắt cá chân và ít phổ biến hơn so với hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên, bệnh hội chứng ống cổ chân khi xảy đến thường đi kèm với dấu hiệu đau, tê chân và ngứa ran.

Ngoài đau tại cổ chân, bạn cũng có thể gặp cảm giác đau nhức tại bất kỳ vị trí nào dọc theo dây thần kinh chày, nhưng chủ yếu là tập trung ở lòng bàn chân hoặc bên trong mắt cá chân. Các triệu chứng lần lượt phổ biến là:

  • Tê bì(*)

  • Cảm giác như có vật ghim vào cổ chân

  • Cảm giác như có nguồn điện giật

  • Giảm hoặc mất cảm giác từ cổ chân lan xuống bàn chân

Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ, mỗi người khi mắc hội chứng ống cổ chân sẽ có triệu chứng khác nhau. Một số người sẽ tiến triển dần dần hoặc ngay từ khi phát bệnh đã xuất hiện tất cả các triệu chứng trên, rất đột ngột.

Đau nhức là biểu hiện điển hình, các triệu chứng khác thường nghiêm trọng hơn khi cổ chân hoạt động nhiều. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, thậm chí tình trạng đau, ngứa ran vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi thì cần thăm khám ngay lập tức.

Cơn đau do hội chứng ống cổ chân trở nên tồi tệ hơn khi đi bộ (hoặc các hoạt động chịu sức nặng)

Nguyên nhân khởi phát bệnh hội chứng ống cổ chân

Hội chứng đường hầm cổ chân là do sự chèn ép bất thường vào dây thần kinh chày hoặc các nhánh của nó. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hội chứng ống cổ chân, trong đó có khoảng 20% là vô căn(1), còn lại được chia thành: nguyên nhân bên trong và bên ngoài.

  • Nguyên nhân bên ngoài bao gồm: đi giày không vừa vặn, chấn thương cổ chân, bất thường về giải phẫu – cơ sinh học (liên đốt sống lưng, hallux valgus), phù nề chi dưới, bệnh khớp viêm toàn thân, tiểu đường và sẹo sau phẫu thuật.

  • Nguyên nhân bên trong được biết đến là các bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến cơ chân như viêm khớp dạng thấp, viêm màng hoạt dịch của các gân, xơ hóa quanh màng cứng, u xương, võng mạc phì đại và các tổn thương làm hẹp không gian xung quanh dây thần kinh chày sau hoặc hiệu ứng khối (giãn rộng tĩnh mạch, u nang hạch, u mỡ, ung thư và u thần kinh). Suy động mạch có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ thần kinh. Các bệnh nhân bị suy giáp có thể xuất hiện các triệu chứng giống như hội chứng đường hầm cổ chân – đó là kết quả của sự lắng đọng mucin quanh dây thần kinh ngoại vi.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng và giới tính nào, tuy vậy các nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn so với những người khác, bao gồm:

– Người thường xuyên vận động nhiều như chạy bộ, đi bộ hoặc đứng quá nhiều.

– Người thừa cân, béo phì.

– Người mắc bệnh viêm khớp, thấp khớp và viêm khớp dạng thấp.

– Người bị bệnh viêm bao gân.

– Người có lòng bàn chân phẳng hoặc vòm hơn so với bình thường.

– Người có khối u bất thường nằm ở trong ống cổ chân.

– Sưng do bong gân mắt cá chân

– Giãn tĩnh mạch, hạch u nang, gân sưng hoặc gai xương (spur).

Điều quan trọng là phải tìm cách điều trị phù hợp với từng triệu chứng của hội chứng ống cổ chân. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ tiến triển và có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn. Ngoài ra, vì các triệu chứng của hội chứng đường hầm cổ chân có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nên đến có sở y tế có trang bị máy móc chuyên nghiệp để chẩn đoán chính xác và bắt đầu điều trị thích hợp.

Cân nặng dư thừa khiến cho khớp cổ chân tăng thêm áp lực

Cách phòng ngừa hội chứng ống cổ chân

Để phòng tránh hội chứng ống cổ chân, bệnh nhân cần thực hiện theo các chỉ dẫn sau:

* Giữ vệ sinh chân và thường xuyên quan sát – kiểm tra cổ chân, bàn chân.

* Chọn giày vừa kích cỡ đôi chân và phù hợp với từng hoạt động.

* Không tập các môn thể thao quá sức, dùng lực mạnh ở chân.

* Kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa béo phì bằng việc tập luyện và ăn uống hợp lý.

* Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán kịp thời.

* Đặc biệt là cần chăm sóc và bảo vệ xương khớp từ bên trong.

Theo Tiến sĩ Tăng Hà Nam Anh chia sẻ: “Hệ thống xương khớp của chúng ta cũng giống như chiếc xe máy, nếu chỉ ‘chạy’ mà không ‘bảo dưỡng’ thì chúng sẽ hỏng hóc theo thời gian, thậm chí hỏng nhanh hơn tuổi thọ trung bình là điều tất yếu. Do đó, cần chủ động chăm sóc xương khớp từ sớm để nuôi dưỡng khớp chắc khỏe, nâng cao tuổi thọ cho khớp“.

Qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện bên cạnh các yếu tố thoái hóa, yếu tố viêm còn góp phần vào bệnh lý xương khớp. Theo đó, giải quyết các nguyên nhân gây ra đau nhức khớp như rối loạn hệ miễn dịch, phản ứng viêm, chấn thương, hậu quả của quá trình viêm và thoái hóa làm mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn… chính là giải pháp “trúng đích” để hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó có hội chứng ống cổ chân do viêm, thoái hóa.

Hiểu rõ cơ chế miễn dịch của cơ thể lẫn các tác động tiêu cực của chúng lên ống cổ chân, các nhà nghiên cứu đã kết hợp nhóm các tinh chất có nguồn gốc từ thiên nhiên có khả năng điều hòa miễn dịch, giảm các yếu tố tiền viêm (cytokine), làm chậm thoái hóa khớp, từ đó bảo vệ màng hoạt dịch, giảm đau nhức cổ chân khi vận động. Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Eggshell, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… là các tinh chất có trong GOSURE CANXI, giúp tác động vào cơ chế bệnh sinh, hỗ trợ cân bằng và điều hòa miễn dịch, góp phần bảo vệ xương khớp toàn diện. Đây cũng là biện pháp ngăn ngừa hội chứng ống cổ chân vượt trội và chăm sóc sức khỏe hàng đầu được nhiêu chuyên gia xương khớp khuyên dùng hiện nay.

Hội chứng ống cổ chân có nguy hiểm không?

Hội chứng ống cổ chân tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động như: hạn chế chạy, đi lại khó khăn, không thể đứng lâu hoặc đứng vững vàng. Về lâu dài, bệnh cũng có thể dẫn đến teo cơ, tắc mạch máu, tổn thương dây thần kinh không thể phục hồi và nghiêm trọng nhất là gây tàn tật.

Những biến chứng thường gặp

Nếu hội chứng ống cổ chân không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn và không thể phục hồi. Vì tổn thương dây thần kinh chày và các nhánh của nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của bàn chân và cổ chân. Bệnh nhân có thể bị đau nhức dai dẳng, dần dần bệnh tăng nặng làm yếu và teo cơ dẫn đến mất khả năng vận động. Ngoài gây ra cơn đau nhức, khó vận động, người bị bệnh hội chứng hầm cổ chân có thể đối mặt với nguy cơ tàn phế.

Phương pháp chẩn đoán hội chứng ống cổ chân

Nếu chợt thấy cổ chân xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc dấu hiệu của hội chứng ống cổ chân, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên về cơ xương khớp để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ lần lượt khám bàn chân, cổ chân và các mô xung quanh để đưa ra chẩn đoán và xác định xem cổ chân và bàn chân có bị mất cảm giác hay không. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ phẫu thuật sẽ định vị bàn chân và gõ vào các vị trí lân cận (đặc biệt là dây thần kinh) để xem liệu các triệu chứng có thể phục hồi hay không, xác định xem vùng bị tổn thương nhỏ hay lớn… và các câu hỏi liên quan đến lịch sự bệnh lý của bản thân bệnh nhân.

Các nghiên cứu điện sinh lý và hình ảnh y tế giúp cung cấp thêm thông tin hữu ích cho việc điều trị. Các chẩn đoán bằng hình ảnh nâng cao như siêu âm, chụp X-quang, MRI, chụp cắt lớp vi tính… có thể được chỉ định nếu nghi ngờ cổ chân có khối u hoặc nếu điều trị ban đầu không thuyên giảm các triệu chứng.

  • Siêu âm: Phương pháp kiểm tra hình ảnh nhằm phát hiện các bất thường nằm từ mắt cá đến gót chân. Ngoài ra, siêu âm có thể tìm thấy các giải phẫu phức tạp của đường hầm cổ chân và nhìn rõ các “đường đi” của dây thần kinh chày và các nhánh của nó ở mắt cá giữa.

  • Chụp X-quang mắt cá chân: Kỹ thuật đơn giản nhưng rất hữu ích để phản ánh các bất thường về cấu trúc bàn chân.

  • Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI): MRI được coi là kỹ thuật đạt “tiêu chuẩn vàng” trong việc xác định nghi ngờ chèn ép ống cổ chân gây ra các khối u cản trở và làm tổn thương cổ chân. Loại hình ảnh này không chỉ xác nhận sự hiện diện của một tổn thương nghi ngờ mà còn xác định độ sâu, mức độ xâm lấn… của tổn thương. Độ chính xác của kỹ thuật này đạt khoảng 83%.

  • Một số kỹ thuật và máy móc hiện đại cũng được sử dụng để đánh giá các mức độ ảnh hưởng của các dây thần kinh – điện cơ và vận tốc dẫn truyền thần kinh (EMG / NCV) khi áp dụng điều trị không phẫu thuật.

Phương pháp điều trị

1. Điều trị không phẫu thuật

Nhiều lựa chọn để điều trị hội chứng đường hầm cổ chân không qua phẫu thuật. Bao gồm:

  • Để chân được nghỉ ngơi: Ngừng vận động cổ chân giúp ngăn ngừa chấn thương thêm và hỗ trợ cho việc chữa lành.

  • Chườm lạnh: Chườm một túi đá có bọc khăn mỏng, sau đó chườm lên vị trí đau nhức xung quanh cổ chân có thể làm giảm sưng viêm cấp. Chườm đá chỉ nên thực hiện trong 20 phút để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Chườm lạnh là biện pháp có thể giúp giảm sưng đau tạm thời, được nhiều người áp dụng tại nhà.

  • Thuốc uống: Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen liều thấp hoặc theo toa của bác sĩ để giảm đau và sưng viêm tạm thời.

  • Cố định cổ và bàn chân: Bó bột có thể giúp hạn chế cử động của bàn chân, từ đó giúp giảm các chuyển động không cần thiết để dây thần kinh chày và mô xung quanh phục hồi tốt hơn.

  • Vật lý trị liệu: Bên cạnh việc bảo vệ và chăm sóc cổ chân một cách khoa học, người bệnh cần áp dụng các bài tập và phương thức vật lý trị liệu được chỉ định bởi các chuyên gia cơ xương khớp, tránh tự ý tập luyện để không gây ra thêm hậu quả nặng nề.

  • Tiêm thuốc vào cổ chân: Tiêm thuốc gây tê cục bộ được xem là giải pháp giúp giảm đau tạm thời, tuy nhiên mọi thủ thuật và chọn lựa thuốc gì để tiêm vào cổ chân cần được chỉ định và thực hiện bởi các chuyên gia xương khớp.

  • Các thiết bị có công năng chỉnh hình: Miếng lót giày tùy chỉnh có thể giúp duy trì vòm chân và hạn chế chuyển động quá mức gây chèn ép dây thần kinh chày ở cổ chân.

  • Thanh nẹp bàn chân: Những bệnh nhân có bàn chân bẹt hoặc những người có các triệu chứng nghiêm trọng hơn như tổn thương dây thần kinh có thể được đeo nẹp để giảm áp lực lên bàn chân.

2. Điều trị hội chứng ống cổ chân bằng phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng để điều trị hội chứng ống cổ chân nếu các phương pháp khác không đạt hiệu quả. Bác sĩ phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân sẽ xác định xem có cần thiết phải phẫu thuật hay không và sẽ lựa chọn phương pháp hoặc thủ thuật thích hợp dựa trên nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Mặc dù hội chứng ống cổ chân có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách biện pháp chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt cho khớp khỏe mạnh lâu dài.

Bài Viết Liên Quan

Đặt Hàng Ngay