Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân dễ gặp phải ở những người trên 40 tuổi, thừa cân, béo phí, làm việc nặng, chấn thương… Nếu không được phát hiện và cải thiện đúng cách, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, gây đau nhức dữ dội, găp nhiều khó khăn khi đi đứng, lâu dần hạn chế vận động, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

Thoái hóa khớp cổ chân là gì?

Thoái hóa khớp ở cổ chân là tình trạng tổn thương sụn và xương dưới sụn vùng cổ chân. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở những người trung niên, cao tuổi. Cơn đau làm khó chịu ở khu vực xung quanh mắt cá chân, dần dần tiến triển xấu hơn và làm hạn chế các chuyển động, đi lại khập khiễng, nặng hơn sẽ khiến cho người bệnh không thể tự đi lại mà phải nhờ sự hỗ trợ của người thân hoặc phải dùng xe lăn.

Hiện tượng thoái hóa khớp cổ chân phổ biến ở người trung niên, cao tuổi

Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp cổ chân

Hiện tượng thoái hóa khớp chân ở cổ chân trái hay phải có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà nhiều người thường gặp phải:

1. Do chấn thương

Hiện tượng thoái hóa khớp cổ chân thường được gây ra bởi một chấn thương nào đó như gãy xương, bong gân, đứt dây chằng… khiến cho phần xung quanh cổ chân bị sưng tím, kèm theo hiện tượng đau nhức âm ỉ kéo dài trong vài tuần thậm chí vài tháng. Chấn thương cổ chân góp phần đẩy nhanh thoái hóa khớp cổ chân gấp lần 7 so với những người không bị. Chấn thương mắt cá chân thường xảy ra hầu hết do các hoạt động thể thao, đi trên bề mặt không bằng phẳng, vấp ngã, va chạm đột ngột như tai nạn hoặc một cú chạm đất không đúng kỹ thuật, lăn hoặc xoáy mắt cá chân. Chấn thương mắt cá chân được xác định bởi tình trạng tổn thương mô – xương, dây chằng hoặc gân.

2. Do bệnh lý xương khớp

Những người mắc bệnh gout, bệnh đau thần kinh tọa hoặc nhiễm trùng khớp dễ dàng cảm nhận các cơn đau nhức nơi cổ chân của mình. Những tình trạng thúc đẩy hình thành bệnh thoái hóa khớp cổ chân bao gồm:

  • Khuyết tật bẩm sinh như bàn chân bẹt, khoèo… khiến cấu trúc khớp cổ chân bị biến đổi và liên kết kém hơn bình thường.

  • Bệnh viêm khớp tự miễn tác động lên các khớp, ngoài khớp và toàn thân, trong đó có khớp cổ chân.

  • Sụn khớp và xương dưới sụn ở cổ chân bị tổn thương bởi tình trạng thoái hóa khớp, hoại tử xương sên mắt cá chân.

Các nghiên cứu khoa học mới đây chỉ ra, hệ thống miễn dịch bị rối loạn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa khớp cổ chân nói riêng. Đối với các khớp phải vận động liên tục sẽ dễ dẫn đến các vi chấn thương bên trong sụn khớp, làm vỡ ra các mảnh sụn khớp nhỏ. Những mảnh sụn khớp khi vỡ ra sẽ phóng thích vào hệ thống bạch mạch và hệ tuần hoàn.

Lúc này, các tế bào miễn dịch sẽ nhận diện các mảnh sụn này là kháng nguyên lạ và bắt đầu sinh ra tự kháng thể kháng sụn khớp cùng với các cytokine tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… tấn công màng hoạt dịch, phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn. Song song đó là sự khởi phát quá trình viêm của khớp dẫn đến hẹp khe khớp và hình thành các gai xương, gây đau khớp khi vận động.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn khi phản ứng quá mức với các tác nhân gây hại, dẫn đến quá trình viêm và tự tấn công xương khớp của chính mình.

3. Một số nguyên nhân khác

Thoái hóa khớp cổ chân không rõ nguyên nhân thường được gọi là thoái hóa khớp cổ chân nguyên phát. Những yếu tố nguy cơ tạo nên con đau tại khớp cổ chân thường gặp:

  • Tuổi tác: Theo thời gian, khớp cổ chân xuất hiện hiện tượng hao mòn xương và sụn khớp gây ra viêm khớp, lâu dần tiến triển thành thoái hóa khớp.

  • Làm việc nặng: Thường xuyên mang vác, vận chuyển các vật nặng khiến khớp cổ chân cọ xát với nhau nhiều hơn, làm tăng phát triển các phản ứng viêm, từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

  • Di chuyển, hoạt động chân quá nhiều: Những người thường xuyên vận động thể thao như điền kinh, đá bóng, đi bộ đường dài… làm cho lớp sụn dễ bị mài mòn và gây thoái hóa. Ngược lại, người đứng lâu tại một vị trí cũng dễ bị các bệnh về khớp cổ – bàn chân, trong đó có thoái hóa.

  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng dư thừa là mối lo ngại của người bị bệnh xương khớp, gia tăng áp lực lên các khớp, nhất là vùng cổ chân. Đặc biệt, các khớp xung quanh cổ chân giữ vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể (cùng với khớp gối và khớp háng), vì vậy quá trình thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn khi cơ thể bị dư cân, béo phì.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thoái hóa khớp là bệnh lý viêm khớp khá phổ biến (chiếm 20% dân số thế giới). Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm…

Dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân (mắt cá chân)

Trên thực tế, nhiều người thường chủ quan với các biểu hiện của thoái hóa khớp cổ chân, vì nghĩ rằng các triệu chứng chỉ là bình thường, có thể tự khỏi sau vài ngày. Những ý nghĩ chủ quan này khiến tình trạng thoái hóa cổ chân ngày càng tồi tệ hơn, bệnh diễn tiến âm thầm, từ từ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sức khỏe.

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, xuất hiện hiện tượng sưng đỏ và cảm thấy đau khi ấn vào, nhất là khi cử động, di chuyển sẽ thấy đau nhiều hơn. Mức độ đau do thoái hóa khớp cổ chân tăng dần từ nhẹ đến nặng, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Sở dĩ người bệnh cảm thấy khó khăn, đau cổ chân mỗi khi đi đứng, chạy nhảy là do sụn khớp vùng cổ chân bị thoái hóa, hai đầu xương không còn được bảo vệ sẽ cọ xát vào nhau gây đau đớn khi cử động. Đồng thời do sự tổn thương của xương dưới sụn có thể làm tăng nguy cơ hình thành các gai xương, các gai này sẽ va chạm với vào đầu xương còn lại hoặc chèn ép rễ dây thần kinh gây đau nhức.

Thoái hóa khớp cổ chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, hạn chế các hoạt động của khớp cổ chân như đi lại, chạy nhảy và nếu kéo dài có thể gây teo cơ, làm biến dạng xương khớp. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt của bệnh nhân, thậm chí tàn phế.

Các triệu chứng này thường không xuất hiện đột ngột mà xảy ra khi cổ chân gặp chấn thương hoặc tác động từ môi trường.

Thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm như thế nào?

Theo GS.TS.TTND. Nguyễn Việt Tiến cho biết: “Trong các bệnh lý về khớp, thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ đến 30%. Khi khớp bị thoái hóa, có đến 80% bệnh nhân bị hạn chế về khả năng vận động. Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.”

1. Những biến chứng thoái hóa khớp cổ chân thường gặp

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chức năng vận động của cổ chân.

  • Nếu tiến triển lâu ngày, thoái hóa cổ chân đôi khi hình thành các gai xương, chèn ép các dây thần kinh, gân cơ xung quanh làm lây lan cơn đau nhức sang các vùng lân cận.

  • Các biến chứng phổ biến khác ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp cổ chân là trật khớp, biến dạng khớp, thay đổi dáng đi…

  • Thoái hóa khớp ở cổ chân nếu không được phát hiện và cải thiện kịp thời có thể gây ra teo cơ, mòn xương, biến dạng khớp… và thậm chí là có nguy cơ tàn phế.

2. Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ

Khi bị chấn thương hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở cổ chân, bạn cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được khắc phục kịp thời. Vì không giống như khớp gối hay khớp háng, các vấn đề của khớp cổ chân có rất ít chỉ định thay khớp hoặc không thay khớp được, nên tình trạng thoái hóa của khớp cổ chân thường chỉ có thể làm chậm, không thể hồi phục như lúc ban đầu.

Bác sĩ chuyên về xương khớp sẽ giúp cố định khớp bằng thạch cao tại phòng khám

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp mắt cá chân

Triệu chứng lâm sàng của khớp cổ chân được phát hiện qua các phương pháp chẩn đoán như: chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI)… giúp bước chẩn đoán chính xác cao hơn, từ đó hỗ trợ đắc lực cho các bước điều trị phục hồi tiếp sau đó.

Về cơ bản, các dấu hiệu của thoái hóa khớp cổ chân sẽ được “phơi bày” qua các xét nghiệm lâm sàng dưới đây:

Chụp X- quang

  • Hình ảnh cổ chân qua chụp X-quang ghi nhận không gian khớp bị hẹp, sụn khớp bị mài mòn

  • Xuất hiện gai xương nhỏ.

Siêu âm: Ghi nhận tình trạng hẹp khe khớp và tràn dịch khớp.

Chụp MRI: Là phương pháp hiện đại, cho hình ảnh không gian 3 chiều giúp phát hiện rõ hơn những tổn thương chưa tìm thấy từ 2 kỹ thuật trên.

Nội soi khớp cổ chân: Là kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán thoái hóa khớp cổ chân được các chuyên gia đầu ngành ưa chuộng vì độ chính xác cao.  Phương pháp này giúp các bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bất thường tại cổ chân như: định vị tổn thương của sụn, bao hoạt dịch, dây chằng…

Ngoài các kỹ thuật trên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành xét nghiệm thêm như xét nghiệm máu và sinh hóa máu, xét nghiệm dịch khớp… để đảm bảo hiệu quả ở các bước chữa trị tiếp theo.

Biện pháp chữa trị thoái hóa khớp cổ chân

Hiện nay, khoa học chưa tìm được phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp nói chung và bệnh thoái hóa khớp cổ chân nói riêng. Dù vậy, người mắc bệnh thoái hóa nếu được chăm sóc đúng cách có thể làm chậm tiến và kiểm soát tình trạng bệnh. Các biện pháp điều trị bệnh bao gồm: thay đổi lối sống, điều trị không phẫu thuật, tiêm thuốc và phẫu thuật.

1. Xây dựng lối sống khoa học

  • Sử dụng giày đế thấp, phù hợp với chân, không nên mang giày quá chật hoặc quá rộng.

  • Giảm cân và duy trì cân nặng ở mức vừa phải để giảm tải áp lực cho cổ chân, tránh gây đau nhức.

  • Trường hợp bị dị tật bẩm sinh ở chân như chân bẹt, vòm bàn chân cao thì nên được điều chỉnh bằng đế chỉnh hình y khoa để làm chậm tình trạng thoái hóa.

  • Nghỉ ngơi khi cổ chân có dấu hiệu bị đau nhức bất thường

  • Khi phát hiện cổ chân thoái hóa khớp, cần gặp bác sĩ xương khớp để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Chọn giày thể thao vừa chân hoặc hỗ trợ cổ chân để giảm nguy cơ chấn thương cổ chân khi vận động

2. Điều trị không phẫu thuật

Cải thiện bệnh thoái khớp cổ chân không phẫu thuật là biện pháp giúp giảm triệu chứng của bệnh, tuy nhiên cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Các hình thức được chỉ định thường có là:

  • Sử dụng thiết bị chỉnh hình cổ chân

  • Tập vật lý trị liệu

  • Sử dụng thuốc: thuốc uống không kê đơn, thuốc bôi

Để đảm bảo phương pháp điều trị này hiệu quả, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để tránh các rủi ro liên quan.

3. Tiêm thuốc

Tiêm thuốc vào khớp là thủ thuật mang lại hiệu quả nhanh. Dưới đây là một số thuốc được dùng trong điều trị thoái hóa khớp ở cổ chân: corticoid, hyaluronate sodium (hyasyn), tiêm huyết tương giảm tiểu cầu hoặc tiêm tế bào gốc. Thuốc có thể hiệu quả với người bệnh nhưng cần được thực hiện tại các chuyên khoa uy tín để giảm tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định khi thoái hóa khớp cổ chân trở nên nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các biện pháp trị liệu bên trên. Các phẫu thuật liên quan đến cổ chân có thể là:

  • Loại bỏ mô viêm, chỉnh sửa sụn khớp

  • Kéo giãn cổ chân

  • Cấy ghép sụn khớp (được tiến hành khi lớp sụn ở cổ chân tổn thương nghiêm trọng)

  • Thay thế cổ chân bằng vật liệu nhân tạo – tuy nhiên, sau phẫu thuật người bệnh không được vận động mạnh

Mặc dù có những chỉ định phẫu thuật cho người bị thoái hóa khớp cổ chân, nhưng thực tế hầu hết bệnh nhân thoái hóa cổ chân không cần phẫu thuật, thay vào đó là cải thiện triệu chứng và làm chậm tiến triển của quá trình thoái hóa.

Cách phòng ngừa và làm chậm thoái hóa khớp cổ chân

Để giảm đau nhức, ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ chân tiến triển, người bệnh cần chủ động giảm đau an toàn kết hợp các phương pháp điều hòa miễn dịch, chăm sóc và bảo vệ sụn khớp, xương dưới sụn và màng hoạt dịch ngay từ sớm.

Hiện nay, sau các nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã lựa chọn và kết hợp các tinh chất thiên nhiên quý để cho ra đời sản phẩm Gosure Canxi với công thức đột phá bao gồm: Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Eggshell, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… là những dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, giúp tác động đúng vào cơ chế bệnh sinh gây thoái hóa khớp và viêm khớp với những công dụng sau:

  • Hỗ trợ giảm đau xương khớp an toàn, hiệu quả nhờ “chặn đứng” yếu tố làm viêm tiến triển, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

  • Phòng ngừa viêm khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe nhờ ức chế quá trình hình thành kháng thể (các tự kháng thể này có bản chất là các protein (gamma globulin) tự sinh ra và tấn công màng hoạt dịch và sụn khớp), cùng với đó là giảm các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… ngăn chặn quá trình viêm tại khớp bảo vệ khớp một cách tốt nhất.

  • Bổ sung dưỡng chất nhằm tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn nhờ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (chất nền), từ đó giúp khớp chuyển động trơn tru hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên duy trì chế độ luyện tập nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, bơi lội, đạp xe đạp cũng được các chuyên gia khuyến cáo. Người có tuổi cũng nên cẩn trọng mỗi khi đi lại, tránh đứng lâu, vấp ngã và không nên mang vác nặng để giảm áp lực lên khớp cổ chân. Ngoài ra, người bị thoái hóa khớp cổ chân cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như ăn nhiều cá, rau xanh, củ, đậu đỗ, bổ sung các chất dinh dưỡng giàu vitamin A, B, C, E, D, uống đủ nước (ít nhất 2 lít/ngày) và duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao.

Bài Viết Liên Quan

Đặt Hàng Ngay