Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không là điều mà người bệnh nào cũng muốn biết trước khi bước vào quá trình điều trị. Bài viết này sẽ cung cấp cho mọi người câu trả lời chính xác nhất, đồng thời giải đáp thêm những vấn đề quan trọng liên quan đến căn bệnh xương khớp mạn tính này.
Tổng quan về viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (Tiếng anh: Rheumatoid Arthritis – RA) là một bệnh lý tự miễn mạn tính rất thường gặp với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau trong đó phổ biến nhất là các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Bệnh tiến triển phức tạp và có thể gây ra những biến chứng nặng nề, thế nên cần được điều trị tích cực ngay từ đầu.
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ đầu tiên, chẳng hạn khớp ngón tay, cổ tay, ngón chân…, đồng thời có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan trên khắp cơ thể bao gồm phổi, tim và mắt. Một số dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng giúp mọi người phát hiện sớm bệnh gồm:
-
Đau hoặc nhức khớp.
-
Cứng khớp, nhất là vào buổi sáng.
-
Sưng đỏ và nóng ở phần mềm quanh khớp.
-
Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, ăn không ngon.
Mức độ đau nhức, căng cứng và sưng tấy ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng hầu hết đều diễn ra ở hai khớp đối xứng (hai bàn tay, hai cổ tay hay hai cổ chân…). Điều quan trọng nhất là không được bỏ qua bất kỳ triệu chứng bất thường nào, ngay cả khi chúng xuất hiện thời gian ngắn và biến mất. Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý và kiểm soát tốt bệnh lý ngay từ những dấu hiệu đầu tiên.
Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?
Không chỉ có ung thư, bất kỳ căn bệnh nào cũng trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Viêm khớp dạng thấp cũng không ngoại lệ, khi bệnh chuyển nặng sẽ khiến cơ thể bị tổn thương nặng nề.
Khi nghĩ đến bệnh viêm khớp dạng thấp (RA), nhiều người cho rằng bệnh chỉ ảnh hưởng đến khớp xương. Nhưng không, các biến chứng của bệnh có thể xảy ra ở nhiều bộ phận quan trọng khác như mắt, phổi, da, tim, mạch máu… Dưới đây là bức tranh mô tả chi tiết những vấn đề mà người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ phải đối mặt nếu không chữa trị kịp thời.
-
Biến chứng ở khớp xương
Không chỉ gây đau, căng cứng và sưng tấy khớp, người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bị teo cơ, dính khớp và biến dạng các đốt ngón tay, ngón chân… dẫn đến giảm hoặc mất khả năng lao động và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Không làm chủ được cuộc sống, phụ thuộc vào người khác sẽ khiến tinh thần người bệnh sa sút.
-
Biến chứng ở da
Căn bệnh này gây ra hiện tượng vón cục mô dưới da là nốt thấp khớp, nhiều nhất là ở khuỷu tay, cẳng tay, gót chân hoặc ngón tay. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây viêm mạch (viêm các mạch máu). Khi tình trạng viêm ảnh hưởng đến các động mạch lớn sẽ dẫn đến tổn thương dây thần kinh và các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
-
Biến chứng ở mắt
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến mắt theo nhiều cách, phổ biến nhất là hiện tượng kéo màng mỏng bao phủ lòng trắng của mắt, viêm củng mạc, hội chứng Sjogren. Những vấn đề này khiến cho đôi mắt bị đau, khô đỏ và mỏi, nếu kéo dài có thể làm giảm thị lực.
-
Biến chứng ở tim
Ở giai đoạn nặng của bệnh có thể khởi phát viêm màng ngoài tim (viêm màng bao quanh tim). Nếu không được xử lý triệt để, màng tim ngày một dày và căng hơn sẽ cản trở khả năng hoạt động của tim. Hơn nữa, viêm khớp dạng thấp có thể khiến người bệnh dễ mắc bệnh tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
-
Biến chứng ở phổi
Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến viêm màng phổi, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khi hít thở. Thêm vào đó, các nốt thấp cũng có thể hình thành trong phổi, gây ra một số các vấn đề như xẹp phổi, ho ra máu, nhiễm trùng hoặc tràn dịch màng phổi…
Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?
Thực tế, các bệnh xương khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp hay thoái hóa khớp không có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, không thể điều trị dứt điểm không đồng nghĩa với việc người bệnh chắc chắn sẽ gặp phải các biến chứng kể trên.
Nếu được chăm sóc đúng mực và áp dụng những biện pháp hỗ trợ sớm (bao gồm thuốc, thay đổi lối sống, vật lý trị liệu) có thể kiểm soát tiến triển của bệnh, giảm nguy cơ tổn thương khớp và đảm bảo chức năng vận động. Vì vậy, người bệnh có thể chung sống hòa bình với viêm khớp dạng thấp, làm việc và sinh hoạt như người bình thường.
Cách chung sống hòa bình với bệnh viêm khớp dạng thấp
Câu hỏi “viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không” đã có đáp án. Nhưng thay vì lo lắng và chán nản, người bệnh nên tập trung lên kế hoạch nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong ngay từ bây giờ để ngăn không cho bệnh chuyển nặng. Dưới đây là những thứ quan trọng giúp người bệnh sống khỏe, sống thoải mái dù đang bị viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp:
1. Bổ sung tinh chất có tác dụng kiểm soát viêm
Phản ứng viêm là sát thủ đóng chốt tại các khớp, ngày đêm phá hủy màng hoạt dịch và bào mòn sụn, xương dưới sụn, gây đau nhức khớp dai dẳng. Chính vì lẽ đó, điều quan trọng đầu tiên là phải kiểm soát được quá trình viêm.
Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra công thức mới đột phá từ bộ dưỡng chất thiên nhiên gồm: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate có khả năng ức chế sản sinh chất gây viêm, ngăn không cho phản ứng viêm tiến triển. Từ đó, đảm bảo chất lượng dịch khớp và sụn khớp, duy trì cấu trúc cũng như chức năng vận động cho khớp.
2. Tập luyện thể chất thường xuyên
Nhiều người bị viêm khớp dạng thấp có xu hướng tránh tập thể dục vì sợ đau và sợ cử động nhiều có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Đây là một sai lầm nghiêm trọng bởi theo chuyên gia, tập thể dục là một trong những phương pháp điều trị cốt lõi giúp giảm nhẹ các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp.
Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt cho các khớp xương, duy trì khả năng cử động của người bệnh. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp phải thực hiện các bài tập điều độ và tốt nhất nên có một chương trình tập luyện thể chất bài bản, liên tục.
Một số bài tập dành cho người bị viêm khớp dạng thấp
Có rất nhiều bài tập giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện vận động khớp. Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tham khảo một số động tác và bài tập phù hợp sau:
Bài tập 1: Vươn tay lên cao hoặc chạm tay tới ngón chân
Kéo căng cơ là một trong những cách tốt nhất để giảm độ cứng và duy trì phạm vi chuyển động của các khớp xương. Bài tập kéo căng rất đơn giản, ở tư thế ngồi hoặc đứng, bạn có thể vươn tay lên cao hoặc chạm tay tới các ngón chân để kéo căng các cơ trong khoảng 10 đến 20 giây, rồi thả lỏng.
Bài tập 2: Uốn cong ngón tay
Trong khi hầu hết các bài tập đều tập trung vào các nhóm cơ lớn, bạn đừng quên dành thời gian cho cổ tay và các ngón tay vì bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của những khớp nhỏ này.
-
Động tác dành cho cổ tay: Đưa hai bàn tay ra phía trước và lần lượt uốn cong cổ tay lên và xuống khoảng 10 lần.
-
Động tác dành cho khớp ngón tay: Từ từ uốn cong các ngón tay vào bên trong tạo thành nắm đấm, rồi từ từ duỗi thẳng ra hết mức.
Bài tập 3: Đi bộ
Đi bộ là một lựa chọn lý tưởng dành cho người bệnh thoái hóa dạng thấp ở mọi lứa tuổi. Lúc bắt đầu, đi chậm ở cự ly ngắn, sau đó tăng tốc độ cũng như khoảng cách đi bộ. Khi tập luyện, cần mang theo nước và đi giày phù hợp.
Bài tập 4: Đạp xe
Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, để vừa tăng hoạt động cho khớp vừa kích thích tuần hoàn máu, đạp xe đạp là một lựa chọn an toàn và hữu ích dành cho người bệnh.
Đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn nặng, nên tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu để có kết quả tốt nhất, đồng thời tránh tổn thương khớp do tập luyện sai cách.
3. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho khớp
Song song với tập luyện, người bệnh cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm đang tàn phá các khớp và góp phần duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm căng thẳng lên các khớp xương đang chịu hư tổn.
Thực phẩm nên ăn |
Thực phẩm nên kiêng |
Omega-3: Dưỡng chất này có thể giúp kiểm soát phản ứng viêm tại khớp. Do vậy, trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung những thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, hạt óc chó… Trái cây và rau: Trái cây và rau quả rất giàu chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát các gốc tự do, hạn chế viêm và làm tổn thương tế bào. Người bị bệnh xương khớp nên tăng cường thêm các loại rau, quả như rau bina, rau xoăn, bông cải xanh, bưởi, cam, thơm… Ngũ cốc nguyên hạt: Bên cạnh việc nhiều chất xơ hơn ngũ cốc tinh chế, các loại ngũ cốc nguyên hạt còn hội tụ nhiều dưỡng chất có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, vốn tăng cao ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Những loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp gồm: gồm: Yến mạch, lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, hạt quinoa… Các loại đậu: Họ nhà đậu là nguồn cung cấp protein dồi dào, rất tốt cho sức khỏe cơ bắp (những người bị viêm khớp dạng thấp dễ bị mất cơ). Hơn nữa, các loại đậu cũng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, axit folic, magiê, sắt, kẽm và kali… góp phần nâng cao hệ miễn dịch cho người viêm khớp dạng thấp. Dầu ô liu: Không chỉ là chất béo không bão hòa lành mạnh, dầu ô liu còn chứa hợp chất Oleocanthal có tác dụng giảm viêm và hoạt động giống như Ibuprofen trong việc giảm đau. Sử dụng dầu ô liu thay cho các loại dầu và chất béo khác có lợi cho sức khỏe người bệnh viêm khớp dạng thấp. |
Đường: Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cảnh báo, đường đã qua xử lý kích thích giải phóng các chất gây viêm gọi là cytokine, tăng phản ứng viêm trong cơ thể, kể cả viêm tại khớp. Người gặp vấn đề về khớp nên hạn chế tiêu thụ đường, nhất là nhóm thực phẩm bao gồm: Bánh ngọt, kẹo, trà sữa, nước ngọt, thậm chí cả nước một số loại ép trái cây… Axit béo Omega-6: Axit béo Omega 6 là một axit béo thiết yếu mà cơ thể cần để tăng trưởng và phát triển bình thường. Thế nhưng, tiêu thụ quá nhiều omega-6 có thể kích thích cơ thể sản xuất ra các chất gây viêm. Bởi vậy, người bị viêm xương khớp nói chung cần kiêng những thực phẩm giàu chất béo này như ngô, hướng dương, hạt nho, mayonaise; và nước sốt salad… Carbohydrate tinh chế: Các sản phẩm từ bột mì trắng (bánh mì, bánh quy giòn), gạo trắng, khoai tây nghiền… cũng là những đồ ăn người viêm khớp dạng thấp nên hạn chế. Bởi vì chúng có thể làm tăng nguy cơ béo phì và thúc đẩy phản ứng viêm. Bột ngọt: Dùng nhiều bột ngọt để chế biến món ăn có thể dẫn đến hai vấn đề nghiêm trọng: Một là viêm mãn tính và hai là ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Gluten: Chất Gluten tạo ra phản ứng tự miễn dịch làm tổn thương ruột non và đôi khi gây đau khớp. Để tránh gia tăng mức độ đau nhức khớp, những người bị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp cần tránh một số thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen… Rượu, bia: Sử dụng nhiều rượu bia làm suy yếu chức năng gan, đồng thời có thể gây viêm. Không riêng người bị viêm khớp dạng thấp, mà tất cả chúng ta đều nên loại bỏ hoặc uống rượu bia có chừng mực. |
4. Chườm nóng, chườm lạnh giúp cải thiện cơn đau
Liệu pháp chườm nóng và chườm lạnh là một trong những cách xoa dịu cơn đau khớp tại nhà được áp dụng phổ biến. Nhiệt nóng hoặc lạnh sẽ giúp mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh khi khớp xương đau nhức. Để sử dụng nhiệt an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo ở bài viết đau nhức xương khớp nên chườm nóng hay chườm lạnh?
5. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Các loại thuốc giảm đau, chống viêm là thứ không thể thiếu trong tủ thuốc của người bệnh viêm khớp dạng thấp. Duy trì đơn thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp quản lý diễn biến của bệnh và giảm nhanh cơn đau.
Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không tăng liều hoặc đổi thuốc vì có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn như: Viêm loét dạ dày, giảm chức năng gan, thận, tích nước, cứng khớp, dính khớp…
6. Vật lý trị liệu
Chương trình vật lý trị liệu được thiết kế phù hợp với tình trạng sức khỏe và từng giai đoạn của bệnh sẽ hỗ trợ khôi phục chức năng cử động của các khớp, đảm bảo sự linh hoạt và sức bền cho khớp xương. Thời gian đầu, cần tập luyện cùng bác sĩ và khi đã nắm bắt được các bài tập, người bệnh có thể tự thực hành tại nhà.
7. Thăm khám thường xuyên
Cũng giống như thắc mắc viêm đa khớp dạng thấp có chữa khỏi không, người bệnh muốn biết bệnh tình diễn biến ra sao, có tiến chuyển khả quan hay không thì cần phải thăm khám y tế định kỳ. Bằng các bài kiểm tra vận động, xét nghiệm máu và hình ảnh, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng sức khỏe xương khớp hiện tại, từ đó điều chỉnh phác đồ chữa trị tối ưu.
8. Phẫu thuật
Trường hợp khớp bị hư hỏng nặng, người bệnh buộc phải tiến hành phẫu thuật khớp. Phẫu thuật xong, đợi vết thương lành, bác sĩ sẽ hướng dẫn tập phục hồi chức năng để khớp có thể cử động bình thường.
Đáp án cho câu hỏi viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không? là “không”. Nhưng, người bị viêm khớp dạng thấp hoàn toàn có thể sống khỏe, sống vui, sống chủ động nếu thực hiện lối sống khoa học, kết hợp bổ sung dưỡng chất kiểm soát viêm và thăm khám định kỳ.