Thoái hóa cột sống m47: Dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị

Thoái hóa cột sống m47 chính xác xảy ra ở vị trí nào của cột sống? Triệu chứng và dấu hiệu nào giúp nhận biết sớm bệnh lý này? Khi cột sống bị thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp cụ thể ngay sau đây.

Thoái hóa cột sống m47 là gì?

Thoái hóa cột sống m47 thực chất là thoái hóa cột sống thắt lưng (tiếng anh: Lumbar Spondylosis). Thuật ngữ này xuất phát từ ký hiệu của sống thắt lưng trong y học giải phẫu là m47. Do là mã số tên bệnh trong ngành y tế nên nhiều người không biết thoái hóa cột sống m47 là gì?

Bệnh lý này là hậu quả của quá trình hao mòn đốt sống do cơ thể lão hóa, áp lực vận động và tiến triển viêm tại đốt sống. Nếu quá trình thoái hóa không được kiểm soát, các đốt sống thắt lưng mòn dần sẽ ảnh hưởng đến đĩa đệm gây thoát vị đĩa đệm hoặc hình thành gai xương.

Trường hợp nhẹ thường chỉ cảm thấy đau mỏi thắt lưng khi chuyển động, nhưng trường hợp nặng có thể dẫn đến cong vẹo hoặc biến dạng đốt sống. Để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, đảm bảo chức năng vận động cho thắt lưng, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường ở vị trí quan trọng này.

Triệu chứng thoái hóa cột sống M47

Thông thường, khi cột sống mới manh nha bị thoái hóa sẽ không có triệu chứng rõ ràng và người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường. Theo thời gian, xương đốt sống bị hao mòn, gây áp lực lên đĩa đệm và các tổ chức quanh cột sống, người bệnh bị thoái hóa sẽ gặp các triệu chứng cơ bản sau:

  • Đau nhức

Triệu chứng xuất hiện sớm nhất và rõ nét nhất là những cơn đau bất thường ở thắt lưng xuất hiện vào buổi sáng. Ban đầu, cơn đau chỉ khu trú ở phần cột sống thắt lưng, nhưng dần dần sẽ ảnh hưởng đến cả mông và lan dần xuống chân.

  • Căng cứng

Bên cạnh cơn đau, khi bị thoái hóa cột sống m47, người bệnh sẽ cảm thấy vùng lưng dưới căng cứng, khó cử động hoặc không thể chuyển động trơn tru, nhất là mỗi sáng thức dậy hoặc sau thời gian dài ngồi làm việc một chỗ.

  • Phát ra âm thanh lạ

Nếu như thoái hóa khớp gối tạo ra tiếng kêu lục cục mỗi khi di chuyển thì thoái hóa đốt sống m47 cũng phát ra âm thanh lạ khi người bệnh cúi thấp hoặc uốn cong lưng ra sau. Triệu chứng này xảy ra do sụn khớp bị bào mòn, làm cho hai đốt sống cọ xát vào nhau gây ra tiếng răng rắc.

  • Sưng cột sống thắt lưng 

Quá trình thoái hóa khởi phát viêm có thể dẫn đến tình trạng sưng, đỏ và nóng phần mềm ở các đốt sống . Viêm càng nặng, vùng sưng sẽ mở rộng lên phần lưng giữa (thoái hóa đốt sống ngực).

  • Dị cảm 

Giai đoạn nặng của thoái hóa cột sống m47, sụn và xương đốt sống đã hư hại nghiêm trọng, khiến đĩa đệm bị thoái vị hoặc mọc gai xương có thể chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống khiến người bệnh cảm thấy bị tê, ngứa ran và yếu từ mông chạy xuống bàn chân.

Thoái hóa cột sống m47 có thể làm suy yếu và tê vùng từ thắt lưng xuống bàn chân

Ngoài những triệu chứng và dấu hiệu kể trên, bác sĩ chấn thương chỉnh hình cho hay, thoái hóa đốt sống m47 có thể ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các đốt sống, khiến người bệnh khó đứng thẳng và có xu hướng khom lưng. Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, thế nên các triệu chứng sẽ tăng nặng dần theo thời gian nếu không được chữa trị đúng cách.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống M47

Cột sống thắt lưng có độ cứng cáp và đàn hồi cao, nhưng phải chịu áp lực và tải trọng lớn nên rất dễ bị tổn thương. Để chủ động phòng tránh nguy cơ thoái hóa cho vùng cột sống thắt lưng, bạn cần nắm chắc những nguyên nhân gây bệnh sau:

1. Quá trình lão hóa

Hệ thống cột sống vững chắc đến mấy cũng sẽ suy yếu dần theo thời gian, đặc biệt là phần có biên độ hoạt động rộng như thắt lưng. Vì vậy, đến một thời điểm nào đó, cột sống thắt lưng bị thoái hóa là điều tất yếu. Lưu ý: Thoái hóa do lão hóa là điều khó tránh khỏi, nhưng thoái hóa sớm hay muộn phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc sức khỏe xương khớp của mỗi người.

2. Vận động, sinh hoạt sai tư thế

Ngồi làm việc sai cách (chẳng hạn cong lưng, khom lưng), thói quen nằm ngủ nghiêng hay vặn/xoay, gập lưng đột ngột sẽ gây áp lực lên dây chằng, cơ và cột sống thắt lưng. Nếu không sửa đổi, những tư thế vận động và sinh hoạt này có thể dẫn đến đau và thoái hóa cột sống m47.

3. Đặc thù công việc

Các công việc đòi hỏi dùng sức nhiều ở thắt lưng như khuân vác/ đẩy hoặc kéo đồ nặng và công việc phải ngồi/đứng quá lâu khiến phần cột sống thắt lưng chịu căng thẳng lớn. Căng thẳng dồn nén sẽ khiến đốt sống, đĩa đệm và các tổ chức quanh cột sống bị tổn thương, đẩy nhanh tiến trình thoái hóa.

Công việc phải ngồi một chỗ nhiều cũng là yếu tố dẫn đến thoái hóa cột sống

Ngoài ra, chấn thương, thừa cân/béo phì, dinh dưỡng mất cân đối, tập luyện quá sức, hút thuốc và những vấn đề về di truyền, dị tật cột sống bẩm sinh… cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa ở cột sống. Mỗi người có thể bị thoái hóa cột sống bởi những nguyên nhân khác nhau, nhưng sự tiến triển của quá trình thoái hóa đều do sự rối loạn miễn dịch, dẫn đến hiện tượng “tự hủy” tại khớp.

Phản ứng viêm bùng phát nối dài quá trình thoái hóa cột sống m47

Những vi chấn thương ở cột sống thắt lưng trong quá trình vận động sẽ tạo ra các mảnh sụn nhỏ trôi vào hệ tuần hoàn. Khi phát hiện ra những mảnh sụn vỡ này, tế bào miễn dịch nhầm là “vật lạ” sẽ phóng thích ra các yếu tố gây viêm (cytokine) để tiêu diệt. Từ đây, đội quân cytokines bắt đầu cuộc chiến “tìm – diệt” trên toàn hệ thống khớp xương và “nạn nhân” trong trường hợp này là cột sống thắt lưng.

Theo thời gian, lượng chất gây viêm mà hệ miễn dịch sản xuất ra ngày càng nhiều, khiến mức độ bào mòn và hư hại của sụn khớp, xương dưới sụn càng nặng. Nếu quá trình “ăn mòn” khớp của phản ứng viêm tiếp tục phát triển, quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ rất khó để kiểm soát.

Thoái hóa cột sống m47 có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp dù ở vị trí nào cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những biến chứng của nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số biến chứng thoái hóa dưới đây sẽ giúp mọi người phần nào lường trước được mối nguy hại của bệnh thoái hóa cột sống m47 gây ra.

  • Biến dạng cột sống

 Những đốt sống bị thoái hóa không giữ được sự kết nối vững chắc với nhau do bề mặt sụn và xương bị bào mòn, kèm theo sự xẹp lún của các đĩa đệm. Hơn nữa, các dây chằng hỗ trợ cột sống cũng bị suy yếu khiến cột sống ở thắt lưng bị cong vẹo, biến dạng.

Biến dạng cột sống không chỉ làm mất thẩm mỹ hình thể mà còn gây cản trở trong việc di chuyển, giữ thăng bằng cơ thể. Nhiều trường hợp bị “cướp trắng” khả năng vận động và nâng đỡ g bởi cột sống thắt lưng không thể cử động.

  • Phát sinh nhiều bệnh lý xương khớp 

Quá trình thoái hóa sẽ kích thích hình thành các gai xương (mẩu xương nhỏ) mọc quanh các đốt sống để bù đắp phần xương và sụn bị bào mòn, từ đó phát sinh bệnh lý gai cột sống. Khi các gai xương lớn lên có thể chèn ép vào dây thần kinh tọa gây đau từ khu vực thắt lưng lan sang hông, mông và xuống đến các đầu ngón chân – đây là tình trạng đau thần kinh tọa.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phát sinh từ quá trình thoái hóa cột sống m47

Một bệnh lý phổ biến khác cũng là dạng biến chứng nghiêm trọng của thoái hóa cột sống m47 đó là thoát vị đĩa đệm. Phần đĩa đệm thoát vị tràn vào tủy sống hoặc đè lên rễ thần kinh vừa gây đau vừa gây tê và yếu vùng từ thắt lưng trở xuống.

Việc không thể làm việc, đi lại và sinh hoạt bình thường chính “cực hình” đối với người bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa cột sống m47 nói riêng. Vì vậy, để phòng tránh những biến chứng thoái hóa cột sống, tự chủ cuộc sống, mọi người nên đến bệnh viện thăm khám khi thắt lưng đau nhức bất thường hơn 1 tuần không thuyên giảm hoặc cơn đau tái phát nhiều lần, lần sau nặng hơn lần trước.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống m47

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập những thông tin quan trọng từ người bệnh, bao gồm: tiền sử bệnh lý, thời gian xuất hiện cơn đau ở thắt lưng, chấn thương cột sống (nếu có)… Cùng với đó, bác sĩ thực hiện thêm một số bài kiểm tra vận động để đánh giá tình cột sống, chẳng hạn: cúi thấp lưng, ưỡn lưng, đá chân sang hai bên…

Tiếp theo, bác sĩ tiến hành chụp chiếu bên trong cấu trúc cột sống bằng kỹ thuật X-quang, CT scan hoặc MRI. Hình ảnh thu được sẽ phản ánh cụ thể mức độ tổn thương cột sống, sự tồn tại của các gai xương và vị trí dây thần kinh bị chèn ép.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng m47

Điều trị thoái hóa cột sống m47 là một quá trình dài hơi và cần phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau mới đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là phác đồ chữa trị dành cho bệnh nhân thoái hóa cột sống m47 đang được áp dụng hiện nay:

1. Điều trị không phẫu thuật

Mục tiêu của điều trị không phẫu thuật hay điều trị bảo tồn là bảo vệ tối đa cấu trúc cột sống, ngăn ngừa biến chứng, từ đó duy trì chức năng vận động cho cột sống thắt lưng. Những chỉ định trong điều trị không phẫu thuật gồm:

  • Nghỉ ngơi: Người bị thoái hóa cột sống m47 cần hạn chế làm việc nặng, tạm dừng các hoạt động thể dục thể thao thiên về thể lực. Trong quá trình vận động, nếu cảm thấy đau nhức nên nghỉ ngơi ngay lập tức.

  • Dùng thuốc: Tùy vào mức độ đau nhức, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm phù hợp. Uống thuốc sẽ giảm nhanh cơn đau nhưng người bệnh không nên lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ như: loét dạ dày, tổn thương gan, tích nước, phù nề và mục xương…

  • Tiêm: Một số trường hợp bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp thuốc steroid vào vùng bị ảnh hưởng để giảm đau. Việc tiêm thuốc giảm đau phải do bác sĩ trực tiếp thực hiện tại phòng vô khuẩn, nếu không sẽ dẫn đến nhiễm trùng, hủy hoại xương khớp.

  • Nẹp lưng: Phương pháp này giúp ổn định cột sống, hạn chế cử động và tránh được các tác động ngoại lực đến vùng tổn thương. Nhờ đó, các đốt sống m47 sẽ có điều kiện để phục hồi tốt hơn.

  • Vật lý trị liệu: Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ vùng bụng và lưng. Chương trình vật lý trị liệu được điều chỉnh theo mức độ hồi phục của người bệnh để đạt được hiệu quả tối đa.

Bổ sung dưỡng chất thiên nhiên và kiểm soát quá trình viêm 

Như đã phân tích, sụn và xương dưới sụn bị mòn dần theo thời gian là do sự phá hủy của các chất gây viêm. Do đó, để bảo tồn được cấu trúc cột sống m47, làm chậm tiến trình thoái hóa, bạn cần kiểm soát được quá trình viêm.

Theo chuyên gia Tăng Hà Nam Anh chia sẻ: “Để không bị tàn phế và mất khả năng lao động, không phụ thuộc vào người khác, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức ở xương khớp, mọi người cần chú ý chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe như: Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Eggshell, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…đặc trị.”

Như vậy, tập hợp các dưỡng chất trong GOSURE CANXI vừa phù hợp với người đang trong quá trình phục hồi xương khớp do chấn thương, sau phẫu thuật vừa có công dụng kiểm soát quá trình viêm, làm chậm quá trình lão hóa và tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn khớp chắc khỏe, nhờ đó giúp xương khớp nhanh lành và phòng ngừa phát triển xơ khớp, bảo vệ khớp hiệu quả.

2. Điều trị phẫu thuật

Đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống m47 nặng, không thể cải thiện các triệu chứng bằng phương pháp bảo tồn, bác sĩ sẽ dùng đến giải pháp cuối cùng là phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật thoái hóa đốt sống m47 là:

  • Giảm đau do dây thần kinh bị kích thích.

  • Ổn định cấu trúc cột sống.

  • Khôi phục chức năng vận động.

Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ hư tổn cột sống của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn cách thức phẫu thuật thích hợp. Người bệnh nên đến bệnh viện uy tín tìm hiểu kỹ càng quy trình phẫu thuật trước khi bước vào phòng mổ để yên tâm điều trị.

Phòng ngừa thoái hóa cột sống m47 như thế nào?

Thoái hóa khớp là bệnh lý khó ngăn chặn hoàn toàn, nhưng làm theo những  lời khuyên của chuyên gia được liệt kê dưới đây, bạn có thể phần nào phòng ngừa thoái hóa cột sống m47 và cải thiện sức khỏe cột sống:

  • Bổ sung dưỡng chất điều hòa miễn dịch, ức chế viêm và tăng cường tái tạo sụn, xương dưới sụn từ sớm như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong JEX thế hệ mới.

  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ.

  • Giữ tư thế ngồi, đứng và uốn/gập lưng đúng cách khi làm việc và sinh hoạt.

  • Tránh nâng các vật nặng, chơi các môn thể thao quá sức để hạn chế căng thẳng cho thắt lưng.

  • Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng (chỉ số BMI luôn ở mức 18,5 – 24,9).

  • Ăn uống lành mạnh, cân bằng dưỡng chất.

  • Bỏ thuốc lá, tránh sử dụng quá nhiều rượu bia.

  • Nghỉ ngơi và tập luyện thể dục điều độ mỗi ngày.

  • Chú ý bảo vệ cột sống khi chơi thể thao bằng cách nắm chắc kỹ thuật.

Chủ động bổ sung dưỡng chất thiên nhiên góp phần phòng ngừa thoái hóa cột sống m47

Quan trọng nhất là không được cố gắng chịu đựng cơn đau hoặc giấu bệnh. Ngay khi nhận thấy vấn đề bất thường ở cột sống m47, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để nhận được sự tư vấn. Thoái hóa cột sống m47 không phân biệt nam nữ, người lớn tuổi hay người trẻ tuổi. Vậy nên, ai cũng cần cảnh giác cao độ với căn bệnh này để đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Bài Viết Liên Quan

Đặt Hàng Ngay