Đau khớp vai là một trong những triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp do tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Phổ biến ở các đối tượng tuổi trung niên, người cao tuổi và những người chơi thể thao, mang vác nặng.
Khớp vai là vị trí linh hoạt nhất bởi vì vừa có thể giúp cơ thể quay trước quay sau vừa điều chỉnh cử động của hai cánh tay theo vòng tròn và lên xuống nhịp nhàng. Chính sự đa dạng về hoạt động khiến cho tình trạng đau khớp vai xảy ra thường xuyên hơn những khớp khác. Vậy để giảm tránh tổn thương khớp vai, chúng ta cần chú ý những nguy cơ nào? Và khi bị đau nhức vai cần làm gì để khắc phục hiệu quả?
Bạn có biết vì sao mình bị đau khớp vai?
Đôi nét về cấu tạo và hoạt động của khớp vai
Phạm vi chuyển động của vai rất rộng và linh hoạt. Bạn có thể xoay sang phải, xoay sang trái hay nâng tay lên, hạ tay xuống một cách trơn tru đều nhờ khớp vai có cấu tạo đặc biệt được miêu tả giống như một chiếc bóng đèn lắp vào chuôi (đuôi) với:
-
Ba xương chính: Xương đòn (xương quai xanh), xương bả vai và chỏm xương cánh tay.
-
Hai khớp chính: Khớp cùng đòn (Acromioclavicular Joint) và khớp ổ chảo cánh tay (Glenohumeral Joint).
-
Bốn gân bọc khung xương: Các gân liên kết cơ và xương giúp cử động khớp vai nhẹ nhàng và suôn sẻ.
Cũng chính vì tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, nên khớp vai dễ bị tổn thương. Bạn có thể bị đau nhức hoặc sưng vai khi làm việc, chơi thể thao hay thậm chí chỉ bởi lặp đi lặp lại một động tác nào đó.
Đau vai không loại trừ nguy cơ một số bệnh lý về đốt sống cổ, gan, tim, túi mật… Để biết chi tiết từng yếu tố gây đau khớp vai, các bạn đừng bỏ qua nội dung tiếp ngay sau đây nhé!
Nguyên nhân gây đau khớp vai
Muốn diệt cỏ phải nhổ tận gốc, muốn chữa bệnh hiệu quả phải gọi tên được nguyên nhân là gì? Theo nguyên tắc đó, trước khi đưa ra phương pháp điều trị đau nhức khớp vai, chúng ta cần biết bệnh do yếu tố nào dưới đây gây ra:
-
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một bệnh lý xương khớp phổ biến nhất, xảy ra khi sụn bảo vệ các đầu xương bị mòn. Khi khớp vai bị thoái hóa sẽ dẫn đến đau nhức toàn bộ vùng vai và hạn chế các hoạt động ở tay, vai, cổ.
-
Viêm khớp dạng thấp
Đây là bệnh mạn tính do rối loạn tự miễn dịch của cơ thể (tế bào kháng thể tấn công nhầm vào các mô quanh khớp). Viêm khớp dạng thấp gây sưng đau ở vị trí bị viêm và còn có thể làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Bệnh kéo dài sẽ dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp.
Đau khớp vai có thể là hậu quả của một số bệnh khớp
-
Viêm đa cơ do thấp khớp
Viêm đa cơ do thấp khớp gây đau cơ và căng cứng cơ, đặc biệt là ở vai và hông. Hầu hết những người bị viêm đa cơ dạng thấp đều trên 65 tuổi.
-
Hoại tử vô mạch
Hoại tử vô mạch là hiện tượng mô xương bị chết do thiếu nguồn cung cấp máu. Tình trạng gián đoạn lưu lượng máu đến một phần xương do xương bị gãy hoặc trật khớp và đôi khi là hậu quả của việc sử dụng thuốc Steroid liều cao hoặc uống quá nhiều rượu.
-
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là tấm đệm bảo vệ xương khớp trong mọi cử động. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm sẽ làm gia tăng ma sát sụn xương dẫn đến đau nhức khớp.
Thông thường, cơn đau do viêm bao hoạt dịch sẽ biến mất trong vòng một vài tuần. Thế nhưng, bệnh lý này có thể tái phát bất kỳ lúc nào.
-
Viêm gân chóp xoay khớp
Chóp xoay khớp là một nhóm các cơ và gân bao quanh khớp vai, giữ cho đầu xương cánh tay trên ổn định trong ổ chảo của vai. Nếu chóp xoay khớp bị viêm sẽ khiến vai bị đau âm ỉ, nhất là khi bạn vung tay lên cao hoặc đưa tay ra xa.
-
Bong gân, giãn dây chằng
Gân và dây chằng là những sợi mô nối hai đầu xương với nhau trong khớp. Vậy nên, khớp vai sẽ bị đau nhói kèm sưng tấy khi gân bị bong khỏi xương, hay dây chằng bị giãn bị rách.
-
Viêm gân
Viêm gân có thể xảy ra ở bất kỳ gân thuộc khớp nào, nhưng phổ biến nhất là gân quanh vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và gót chân. Nếu viêm gân không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến vỡ gân và lúc này, bạn phải phẫu thuật để sửa chữa gân.
-
Chấn thương thần kinh cánh tay
Các dây thần kinh có nhiệm vụ gửi tín hiệu từ tủy sống của bạn đến vai, cánh tay và bàn tay của chúng ta. Khi dây thần kinh bị chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao hay té ngã… không chỉ làm đau khớp vai và vùng quanh vai mà còn có thể khiến cánh tay bị tê liệt.
-
Gãy xương đòn
Xương đòn cùng xương bả vai và chỏm xương cánh tay tạo nên bộ khung vững chắc ở khớp vai. Do đó, xương đòn bị gãy có thể khiến vai bị lệch và đau nhức âm ỉ nếu không được khôi phục kịp thời.
Gãy xương đòn khiến vai bị đau nhức
-
Gãy cánh tay
Một cánh tay bị gãy liên quan đến một hoặc cả ba xương chính ở khớp vai, thế nên đau vai do gãy cánh tay là điều đương nhiên. Tùy vào mức độ chấn thương của xương, bác sĩ có thể bó bột hoặc chỉ định phẫu thuật xếp lại xương để phục hồi toàn bộ cánh tay.
-
Trật khớp
Trật khớp vai cũng là một dạng chấn thương vai điển hình, trong đó xương cánh tay trên bị bong khỏi ổ chảo khiến khớp vai bị lỏng lẻo, không thể hoặc khó thực hiện các cử động. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể dùng nẹp (trường hợp nhẹ) hoặc phẫu thuật (trường hợp nặng) để chỉnh cho xương cánh tay vào đúng ổ chảo.
-
Hội chứng đau lồng ngực
Hội chứng đau lồng ngực là tổng hợp các rối loạn khi mạch máu hoặc dây thần kinh trong khoảng trống giữa xương đòn và xương sườn bị đè nén. Điều này gây đau ở vai, cổ và đôi khi tê ở ngón tay.
Nguyên nhân của hội chứng lồng ngực cũng đến từ chấn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao, hoạt động lặp đi lặp lại… Để khắc phục hội chứng này, bác sĩ không có cách nào khác là phải phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh.
-
Đứt gân
Gân bị kéo giãn quá mức sẽ bị đứt (1 phần hoặc toàn phần) kéo theo những cơn đau nhói khiến khớp vai khó cử động gây ra nhiều khó khăn đối với các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.
-
Chấn thương tủy sống
Là một loại tổn thương đặc biệt nghiêm trọng, chấn thương tủy sống không dừng lại ở việc gây đau nhức khớp vai mà còn để lại những hậu quả lâu dài cho hệ vận động của cơ thể.
Tóm lại: Đau khớp vai đến từ 3 nhóm nguyên nhân trọng yếu là bệnh lý xương khớp; tổn thương phần mềm quanh khớp vai và chấn thương xương. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chúng ta xác định chính xác nguyên nhân khiến khớp vai bị đau nhức, từ đó đưa ra giải pháp điều trị thích hợp nhất.
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau vai
Kiểm tra thể chất và tìm hiểu lịch sử Y tế trước đó của bệnh nhân là điều đầu tiên bác sĩ sẽ làm để nắm bắt một số thông tin quan trọng giúp việc chẩn đoán nguyên nhân bệnh lý diễn ra nhanh chóng hơn. Đối với người đến thăm khám viêm hay đau khớp vai, bác sĩ thường hỏi những câu hỏi như:
-
Cảm giác đau xảy ra ở cả hai vai hay chỉ đau vai phải hoặc vai trái?
-
Cơn đau vai xảy ra đột ngột hay liên tục trong một thời gian dài?
-
Cơn đau có di chuyển đến các khu vực khác của cơ thể không?
-
Vị trí mà bạn cảm nhận thấy cơn đau rõ ràng nhất là ở đâu?
-
Vai chỉ đau khi cử động hay cả khi ngồi yên một chỗ?
-
Đau nhức bả vai trái hay xương bả vai phải?
-
Cảm giác đau nhức nhói lên từng hồi hay đau âm ỉ?
-
Bạn có thường tỉnh giấc vào ban đêm vì cơn đau vai?
-
Điều gì khiến cho cơn đau tồi tệ hơn và điều gì làm dịu bớt cơn đau vai?
-
Bạn đã phải hạn chế những hoạt động nào vì đau vai?
-
Gia đình của bạn có ai tiền sử mắc bệnh xương khớp không?
…
Trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng của bệnh đau khớp vai
Khi trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, bạn hãy cố gắng chia sẻ càng chi tiết càng có lợi cho quá trình chẩn đoán bệnh tình của mình nhé! Và đừng quên mang theo hồ sơ bệnh lý đã từng khám trước đó để bác sĩ có thêm cơ sở để đánh giá mức độ và diễn biến của bệnh bạn nhé!
Những thông tin trên cần thiết nhưng chỉ phản ánh được triệu chứng và mức độ đau nhức ở vai. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán tác động trực tiếp vào bên trong khớp để xác định nguyên nhân như:
-
Chẩn đoán hình ảnh X-quang và MRI
Hình ảnh thu nhận được từ kỹ thuật chụp phim X-quang hay MRI sẽ phản ánh chi tiết cấu trúc xương khớp và tình trạng phần mềm của khớp như dây chằng, gân, bao hoạt dịch… Từ đó, bác sĩ có thể biết được cơn đau vai có phải đến từ những tổn thương hay những bất thường của cơ xương khớp hay không?
-
Xét nghiệm máu hoặc sinh thiết dịch khớp
Những thay đổi về đặc tính sinh hóa của máu và dịch khớp có thể do khớp bị nhiễm khuẩn dẫn đến sưng viêm và đau nhức. Do đó, trong chẩn đoán nguyên nhân các bệnh xương khớp, xét nghiệm máu và dịch khớp là kỹ thuật không thể bỏ qua.
Quan sát phạm vi chuyển động, đánh mức độ đau nhức và hình ảnh chi tiết về khớp vai qua các bước chẩn đoán giúp bác sĩ khoanh vùng được vị trí tổn thương cũng như nguyên nhân gây đau khớp vai. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể từng bước khắc phục và điều trị bệnh lý cho mỗi bệnh nhân.
Điều trị đau khớp vai
Điều trị đau khớp vai bằng phương pháp nào? Có nhất thiết phải đến bệnh viện chữa trị hay chỉ cần ở nhà uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ là đủ? Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý của mỗi người. Dưới đây là các phương pháp giảm đau vai và khắc phục các vấn đề ở khớp vai được áp dụng theo mức độ từ nhẹ đến nặng:
-
Chườm đá và nghỉ ngơi
Nếu cơn đau vai đến từ việc vận động hoặc chơi thể dục thể thao quá sức, bạn có thể điều trị tại nhà. Chườm lạnh (dùng túi đá hoặc cho đá lạnh vào khăn bông mềm đặt lên vị trí đau) trong khoảng 15-20 phút/ 1 lần và mỗi ngày thực hiện 3-4 lần giúp giảm đau hiệu quả.
Chườm lạnh giúp giảm đau vai và căng cơ vai
Cùng với chườm đá, bạn cần nghỉ ngơi vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường. Trong thời gian này, các bạn phải tránh vận động mạnh và làm công việc nặng.
-
Dùng thuốc giảm đau
Đối với những bệnh nhân đau kèm dấu hiệu sưng viêm, Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAID) hoặc thuốc chứa Corticosteroid. Một số trường hợp bị đau dữ dội, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Corticosteroid trực tiếp vào khớp để giảm đau nhanh.
Lưu ý: Đau khớp vai nên uống thuốc gì? Uống bao nhiêu và uống bao lâu? Bạn nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng thuốc thông qua tìm hiểu trên Internet có thể gây ra tác dụng phụ khó lường, các bạn hết sức cẩn thận nhé!
-
Vật lý trị liệu
Sử dụng các bài tập tăng cường sức mạnh và độ bền của cơ bắp do bác sĩ vật lý trị liệu hướng dẫn vừa giúp giảm đau vai vừa duy trì sự linh hoạt của khớp vai. Danh sách các bài tập thường được áp dụng cho bệnh nhân đau xương khớp nói chung và đau khớp vai nói riêng là:
-
Bài tập tăng cường cơ bắp yếu và cải thiện chức năng khớp.
-
Bài tập cải thiện tư thế vai, cổ và cột sống.
-
Bài tập để giảm bớt hoặc ngăn ngừa hiện tượng cứng khớp.
-
Bài tập giúp tăng phạm vi vận động của khớp vai.
Các bài tập được thiết kế và điều chỉnh cường độ luyện tập theo từng giai đoạn của bệnh lý. Sau thời gian tập luyện cùng chuyên gia vật lý trị liệu, bạn có thể tự duy trì các bài tập tại nhà nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng tốt lên.
-
Phẫu thuật
Những bệnh nhân bị đau vai do chấn thương xương khớp, dây chằng, gân nghiêm trọng không thể điều trị bằng các giải pháp kể trên, bác sĩ buộc phải áp dụng một số kỹ thuật giải phẫu để cắt chỉnh xương và mô ở đỉnh vai hoặc sửa chữa và hàn gắn sợi gân bị bong rách… Riêng với bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm xương khớp và thoái hóa khớp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế sụn khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng vận động của vai.
-
Duy trì bài tập đau vai gáy
Khi đã điều trị thành công các bệnh lý liên quan đến khớp vai và cơn đau đã giảm hẳn, bạn vẫn nên tiếp tục duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng để khớp dẻo dai và xương vững chắc hơn. Cơ xương khớp khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được những chấn thương và tổn thương khớp trước tác động bên ngoài lẫn thay đổi hóa sinh bên trong cơ thể.
Chúng tôi biết rằng, trong thực tế có rất nhiều bệnh nhân áp dụng cách chữa đau khớp vai tại nhà như châm cứu, uống thuốc Đông Y… Không thể phủ nhận tác dụng của những phương pháp này, nhưng đây không phải lựa chọn tối ưu để chữa trị tận gốc bệnh đau khớp vai. Muốn bờ vai chắc khỏe trở lại và cơn đau biến mất hoàn toàn, chúng ta cần một kế hoạch điều trị chuẩn Y khoa do bác sĩ xương khớp chỉ định.
Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt giảm đau khớp vai hiệu quả Như đã phân tích ở trên, đau nhức khớp vai có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ suy giảm chất lượng dịch khớp, sụn và xương dưới sụn. Vì vậy, ngoài việc giảm nhẹ triệu chứng đau, chúng ta cần chú trọng đến việc điều trị nguồn gốc gây ra cơn đau từ sớm bằng việc bổ sung những dưỡng chất chăm sóc chuyên biệt cho xương khớp. các chuyên gia đầu ngành xương khớp khuyên bạn nên bổ sung sản phẩm GOSURE CANXI với các tinh chất quý: Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Eggshell, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Là những dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, giúp tác động đúng vào cơ chế bệnh sinh gây thoái hóa khớp và viêm khớp. GOSURE CANXI – giải pháp an toàn giúp hỗ trợ bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp. |