Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay khiến người bệnh không thể làm việc hay sinh hoạt như bình thường. Vậy nên cần điều trị sớm để giảm bớt ảnh hưởng của bệnh, đảm bảo chức năng vận động của khớp bàn tay và ngón tay.
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay do sụn và xương dưới sụn bị bào mòn
gây đau nhức và giảm phạm vi cử động của bàn tay
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là gì?
Tình trạng thoái hóa có thể xảy ra ở bất kì khớp nào trên cơ thể, kể cả khớp nhỏ như khớp bàn tay và khớp ngón tay. Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay xảy ra khi mô sụn bị mài mòn, mỏng dần khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây đau nhức và theo thời gian, xương dưới sụn cũng mòn dần.
Lúc này, cấu trúc khớp bị phá vỡ, không còn trơn tru và linh hoạt làm cho việc cử động bàn tay, ngón tay gặp khó khăn. Thậm chí, trường hợp bị thoái hóa nặng, các khớp bàn tay, ngón tay biến dạng, không thể thực hiện các động tác cơ bản như cầm nắm đồ vật, viết, vẽ, giặt quần áo… Chất lượng cuộc sống (về cả thể chất lẫn tinh thần) của người bệnh vì thế mà suy giảm trầm trọng.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể; đặc thù công việc và chấn thương xương khớp. Chúng ta sẽ không thể đưa khớp về trạng thái ban đầu, nhưng có thể ngưng hoặc làm chậm quá trình thoái hóa, bảo vệ khớp và ngăn biến chứng bằng giải pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây thoái hóa bàn tay, khớp ngón tay
Sự hao mòn mô sụn và xương dưới sụn do tuổi tác được xem là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay nói riêng. Và các yếu tố làm cho hai thành phần chính cấu tạo nên khớp bị hư hỏng bao gồm:
-
Lão hóa tự nhiên khiến cấu trúc và chức năng của mọi cơ quan, hệ thống trong cơ thể đều bị suy yếu theo thời gian.
-
Tính chất công việc: Khớp dễ bị thoái hóa khi bạn làm những công việc đòi hỏi đôi tay phải hoạt động liên tục (gõ máy tính, giặt đồ, cắt tỉa cây cối… ).
-
Chấn thương xương khớp: Gãy xương hay trật khớp ngón tay, bàn tay để lại những tổn thương tại sụn và xương dưới sụn, đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp.
Những người làm việc văn phòng, phải gõ bàn phím liên tục có nguy cơ bị thóa hóa bàn tay và ngón tay cao
Ngoài ra, khớp bàn tay và ngón tay có nguy cơ bị thoái hóa cao hơn và sớm hơn bởi những vấn đề sau đây:
-
Bệnh lý xương khớp: Một số căn bệnh tự miễn như gout, Lupus ban đỏ, tiểu đường… nếu không được điều trị đúng cách sẽ tấn công và ăn mòn dần sụn, xương dưới sụn.
-
Suy giảm hormone estrogen (thường gặp ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh) làm cho các tế bào sụn, xương dưới sụn bị biến đổi, không đảm bảo số lượng và chất lượng.
-
Thừa cân, béo phì: Mô mỡ quanh khớp dày hơn, cản trở cử động khớp cũng có thể dẫn đến thoái hóa.
-
Lười vận động hoặc ít vận động: Sụn hấp thu dinh dưỡng khi có sự chuyển động của khớp. Thời gian khớp bất động càng lâu, dưỡng chất mô sụn nhận được càng ít và điều này khiến cho sụn khớp bị lão hóa nhanh hơn.
-
Thói quen xấu: Nhiều người có thói quen bẻ khớp cổ tay, ngón tay mà không biết được rằng, thói quen xấu này đang làm hư hại sụn, xương dưới sụn mỗi ngày.
Cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay Trong quá trình vận động, chịu tác động của những nguyên nhân gây bệnh, sụn của khớp bàn tay và khớp ngón tay sẽ bị vỡ ra các mảnh sụn nhỏ. Các mảnh sụn khớp này được phóng thích vào hệ tuần hoàn và các tế bào miễn dịch sẽ nhận diện chúng là yếu tố lạ cần tiêu diệt (vì cấu trúc của sụn khớp không có mạch máu nên hệ thống miễn dịch chưa từng được làm quen với cấu trúc protein của sụn khớp trước đó). Lúc này, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng tự kháng thể cùng với yếu tố tiền viêm là IL-1, IL-6, TNF-α… theo tuần hoàn tới màng hoạt dịch khớp bàn tay, ngón tay và tấn công toàn bộ sụn khớp. Sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch dẫn đến sự tổn thương nghiêm trọng ở sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo đó là sự khởi phát quá trình viêm của khớp. Phản ứng viêm sẽ làm biến dạng và mất chức năng vận động của khớp bàn tay và ngón tay, thậm chí gây tàn phế cho người bệnh. Vì vậy, kiểm soát quá trình viêm, bảo vệ sụn khớp là mục tiêu trọng tâm của mọi kế hoạch điều trị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. |
Triệu chứng khi bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Triệu chứng thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay không có gì khác so với biểu hiện thoái hóa ở các khớp khác. Bạn sẽ nhận thấy cổ tay, ngón tay xuất hiện những vấn đề sau:
-
Đau nhức.
-
Tê cứng, khó cử động và phạm vi chuyển động bị thu hẹp lại.
-
Sưng tấy vùng quanh khớp.
-
Lực ở ngón tay và bàn tay yếu đi rõ rệt.
Một dấu hiệu chỉ gặp ở thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay đó là sự hình thành các cục Heberden ở khớp ngón tay gần móng và cục Bouchard ở khớp giữa ngón tay. Cục Heberden và Bouchard là những gai xương nhỏ, mọc quanh khớp và bạn có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy chúng qua da.
Khi bị thoái hóa khớp ngón tay, bạn sẽ nhận thấy thấy dấu hiệu sưng, đỏ vùng da quanh khớp
Những dấu hiệu và triệu chứng của thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay sẽ trở nên tồi tệ hơn khi gặp các điều kiện như:
-
Lực ấn mạnh vào khớp.
-
Thời tiết chuyển mùa.
-
Làm đi làm lại cùng một động tác.
Đối tượng nào dễ bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay?
Dựa vào các yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp bàn tay và ngón tay, nhóm đối tượng cơ nguy cơ mắc bệnh cao được xác định gồm có:
-
Người lớn tuổi (từ 55 tuổi trở lên).
-
Phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh.
-
Người bị béo phì hoặc mắc các bệnh tự miễn.
-
Người làm công việc văn phòng, nội trợ, nông dân, thợ cắt may…
-
Người từng bị gãy ngón tay hoặc cổ tay.
Nếu nằm ngoài nhóm đối tượng này, bạn cũng không được chủ quan. Bởi căn bệnh thoái hóa khớp có thể tìm đến chúng ta bất cứ lúc nào mà không cần lý do cụ thể.
Cách phòng ngừa thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi
Chăm sóc và bảo vệ sụn, xương dưới sụn cẩn thận là cách phòng ngừa thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay tốt nhất. Để sụn trơn láng và xương dưới sụn chắc khỏe, bạn nên chú ý những vấn đề như:
-
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe và làm chậm lão hóa cho các mô và hệ thống trong cơ thể, trong đó có hệ cơ xương khớp.
-
Vận động điều độ: Mỗi ngày bạn nên hoạt động thể chất thích hợp, ít nhất 30 phút và duy trì đều đặn 5 lần/ 1 tuần.
-
Cẩn thận khi tập thể dục, chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động vui chơi để tránh chấn thương xương khớp.
-
Chữa trị các bệnh tự miễn, đặc biệt là tiểu đường (bệnh tiểu đường gây viêm, làm mòn sụn) theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giải pháp mới giúp ức chế các yếu tố gây viêm, làm chậm thoái hóa hiệu quả Theo cơ chế sinh bệnh thì sự “sai lệch” của hệ thống miễn dịch khi nhầm lẫn sụn khớp là kháng nguyên lạ chính là nguồn gốc dẫn đến thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay. Vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh này, chúng ta cần cung cấp những dưỡng chất chuyên biệt, tác động trực tiếp lên xương khớp nhằm ức chế hình thành tự kháng thể kháng màng hoạt dịch và sụn khớp và các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… ngăn chặn quá trình viêm, thoái hóa tại khớp, giúp bảo vệ khớp hiệu quả. Để ngăn chặn nguy cơ thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay sớm, các chuyên gia đầu ngành xương khớp khuyên bạn nên bổ sung sản phẩm GOSURE CANXI với các tinh chất quý: Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Eggshell, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Là những dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, giúp tác động đúng vào cơ chế bệnh sinh gây thoái hóa khớp và viêm khớp. GOSURE CANXI – giải pháp an toàn giúp hỗ trợ bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp. |
Bỏ thói quen bẻ đốt ngón tay, giảm tổn thương sụn khớp giúp giảm nguy cơ thoái hóa
Ngoài ra, chủ động giảm cân khi thừa cân; bỏ thói quen bẻ ngón tay, cổ tay và để bàn tay được nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian làm việc… cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. Bạn đừng quên đến bệnh viện kiểm tra ngay khi nhận thấy ngón tay, cổ tay bị đau nhức nhiều ngày không dứt và hiện tượng này chưa từng xảy ra trước đó.
Chẩn đoán thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay nhanh, chính xác
Bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để xác định tình trạng thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay của bạn:
-
Khám lâm sàng: Kiểm tra các biểu hiện (đau, sưng, tê, nốt gai xương… ) và phạm vi chuyển động của bàn tay, bác sĩ có thể đánh giá được mức độ phát triển của bệnh.
-
Xét nghiệm cận lâm sàng: Chụp X-quang giúp bác sĩ thấy rõ sự hư tổn của sụn và các tổn thương khác (nếu có), đồng thời loại trừ nguyên nhân gây đau khớp khác, chẳng hạn như bệnh viêm khớp dạng thấp.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc chẩn đoán thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh chóng và cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, bạn nên đến những bệnh viện uy tín để được tiến hành chẩn đoán đúng tiêu chuẩn y khoa, tránh nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai bệnh.
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay điều trị như thế nào?
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau, nhằm giảm đau, cử động khớp dễ dàng và phục hồi sụn, xương dưới sụn:
-
Dùng thuốc giảm đau, chống viêm theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp.
-
Nẹp cố định cổ tay, giữ ổn định khớp để giảm đau.
-
Vật lý trị liệu để cải thiện sức mạnh và phạm vi vận động của khớp.
-
Phẫu thuật loại bỏ gai xương hoặc hợp nhất khớp ngón tay nếu khớp bị thoái hóa nặng, không thể hồi phục.