Xơ khớp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Xơ khớp gây ra đau nhức, tê cứng và hạn chế phạm vi cử động của các khớp (chủ yếu là khớp gối) do các mô sẹo phát triển trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Xơ khớp nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến đau mạn tính và dị tật khớp.

Xơ khớp là gì?

Xơ khớp còn có tên gọi khác là hội chứng cứng khớp, là một chứng rối loạn sợi khớp đặc trưng bởi sự kết dính và sản xuất collagen quá mức dẫn đến cử động khớp bị hạn chế và gây ra đau nhức. Bệnh xơ khớp bắt đầu bằng phản ứng viêm làm xuất hiện các mô sẹo xung quanh khớp. Tình trạng này là hệ quả của quá trình chấn thương hay sau phẫu thuật và nhiễm trùng.

Các mô sẹo do hội chứng xơ khớp gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phạm vi chuyển động của khớp. Nếu cố gắng di chuyển, cơ thể sẽ gặp khó khăn vì khó cong hay duỗi thẳng khớp, đau đớn và khó chịu kéo dài hơn.

Bệnh xơ khớp là bệnh lý ảnh hưởng đến nhiều khớp khác nhau.

Dấu hiệu và triệu chứng của xơ khớp

Mặc dù bệnh xơ hóa khớp thường được cho là do quá trình phục hồi kém sau phẫu thuật, nhưng nó có thể được gây ra bởi chấn thương đơn thuần. Sau khi bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật, sự co rút của các chất nền (Collagen và Aggrecan) giúp tổn thương tại khớp nhanh lành, tuy nhiên tác động này thường ngăn cản sự duỗi thẳng hoàn toàn của khớp, khiến dáng đi bất thường.

Đặc trưng của xơ khớp là cơn đau lan rộng kèm theo các vấn đề về khả năng di chuyển và tâm trạng cũng chịu sự ảnh hưởng. Các nhà khoa học nhận thấy, sở dĩ xơ khớp gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe toàn thân là do các phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với các yếu tố ngoại lai khi tấn công vào các khớp. Điều này ảnh hưởng đến cách xử lý và phân tán tín hiệu đau của toàn cơ thể.

Chính vì vậy, khi bị xơ khớp sẽ có biểu hiện chính là đau nhức lan rộng, cùng với đó là các triệu chứng phổ biến như:

  • Đau và cứng khớp (phổ biến là khớp gối)

  • Cảm giác sưng nóng ở khớp

  • Giảm khả năng uốn cong của khớp cũng có thể xảy ra kết hợp với việc mất khả năng mở rộng đầu gối.

Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn so với chấn thương ban đầu hoặc vấn đề phẫu thuật, gây khó khăn khi đi lại, lái xe hoặc ra vào ghế ngồi.

Xơ khớp hóa cũng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và mức năng lượng của bạn.

Nguyên nhân gây xơ khớp

Nguyên nhân của bệnh xơ khớp dù vẫn chưa được chỉ rõ, nhưng theo các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, xơ khớp có thể do một chấn thương, lỗi khi phẫu thuật hoặc nhiễm trùng. Tác động này đã dẫn đến một phản ứng lành sẹo bao gồm sự di chuyển của các tế bào viêm và sự tăng sinh của các nguyên bào sợi (chứa collagen) quá mức, đây gọi là hiện tượng rối loạn miễn dịch.

Các nghiên cứu từ các nhà miễn dịch học và bác sĩ thấp khớp chứng minh rằng sự rối loạn của hệ thống miễn dịch và quá trình chữa lành vết thương tại khớp chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ hóa khớp.

Quá trình rối loạn miễn dịch bắt đầu khi các tế bào miễn dịch nhận được tín hiệu kích thích. Kết quả là sự phóng thích ồ ạt các cytokine và chất trung gian. Lúc này, sau khi tiêu diệt các tác nhân gây hại, hệ miễn dịch vẫn không về lại trạng thái bình thường mà tiếp tục phản ứng quá mức và nhận nhầm “kẻ thù” là các bộ phận trong cơ thể. Hệ miễn dịch tấn công luôn các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là các cơ quan có nhiều collagen, điển hình là hệ xương khớp(Xem thêm tại bài viết: Viêm khớp do bệnh tự miễn).

Xơ khớp có nguy hiểm không?

Bệnh xơ khớp mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng khi tiến triển hoặc khi kích hoạt phản ứng viêm quá mức và kéo dài, cộng với tình trạng tổn thương khác sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Sưng đỏ, cảm giác nóng ran ở khớp.

  • Mất khả năng duỗi thẳng khớp, khiến bệnh nhân thay đổi dáng đi, bước đi khập khiễng…

  • Có tiếng lụp cụp khi bạn di chuyển khớp.

  • Xơ khớp có thể khiến chức năng vận động của người bệnh giảm sút nghiêm trọng.

Dáng đi khập khiễng, đi cà nhắc… là một trong những hậu quả của xơ khớp

Do đó, nếu phát hiện có thể có các biểu hiện nghi ngờ xơ khớp hoặc vấn đề liên quan đến cơ xương khớp, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám bằng các kỹ thuật chuyên sâu, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Cách phòng ngừa bệnh xơ khớp

Việc ngăn ngừa xơ hóa khớp sau phẫu thuật, chấn thương thường thực hiện bằng các biện pháp phục hồi chức năng vận động sớm. Tuy nhiên, với các bệnh nhân phẫu thuật do chấn thương đứt dây chằng chéo trước gối (ACL) thì nên hạn chế vận động để cho phép dây chằng lành lại.

Hiện nay, với những tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật và phục hồi chức năng, hầu hết các bác sĩ đang hướng dẫn bệnh nhân di chuyển khớp trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi phẫu thuật, và điều đó làm giảm khả năng bị xơ hóa khớp. Thế nhưng, với một nghiên cứu năm 2019 cảnh báo về việc áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu này. Vì tập thể dục hậu phẫu thuật và hậu chấn thương đôi khi có thể tăng nặng triệu chứng viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng của xơ khớp. Do đó, điều quan trọng là cần có sự theo dõi, đánh giá tình trạng và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, cơ chế bệnh sinh của xơ khớp là do sự rối loạn của hệ miễn dịch. Thế nên, bổ sung các dưỡng chất có khả năng kiểm soát phản ứng viêm và phòng ngừa nguy cơ hình thành xơ khớp chính là giải pháp hữu hiệu và khoa học. Các tinh chất có nguồn gốc từ thiên nhiên như Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Eggshell, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong sản phẩm GOSURE CANXI tạo ra cơ chế bảo vệ và chăm sóc xương khớp chuyên biệt, giúp tác động “trúng đích” vào cơ chế bệnh sinh:

  • Hỗ trợ giảm đau xương khớp an toàn, hiệu quả nhờ “chặn đứng” yếu tố làm viêm tiến triển, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Phòng ngừa viêm khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe nhờ ức chế quá trình hình thành kháng thể (các tự kháng thể này có bản chất là các protein (gamma globulin) tự sinh ra và tấn công màng hoạt dịch và sụn khớp). Cùng với đó là giảm các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… Ngăn chặn quá trình viêm tại khớp bảo vệ khớp một cách tốt nhất.
  • Bổ sung dưỡng chất nhằm tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn nhờ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (chất nền). Từ đó giúp khớp chuyển động trơn tru hơn.

GOSURE CANXI giúp bảo vệ và chăm sóc xương khớp toàn diện

Theo chuyên gia Tăng Hà Nam Anh chia sẻ: “Để không bị tàn phế và mất khả năng lao động, không phụ thuộc vào người khác, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau nhức ở xương khớp, mọi người cần chú ý chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và bổ sung những hoạt chất chuyên biệt để xương khớp toàn thân chắc khỏe như: Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Eggshell, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…đặc trị.”

Như vậy, tập hợp các dưỡng chất trong GOSURE CANXI vừa phù hợp với người đang trong quá trình phục hồi xương khớp do chấn thương, sau phẫu thuật vừa có công dụng kiểm soát quá trình viêm, làm chậm quá trình lão hóa và tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn khớp chắc khỏe, nhờ đó giúp xương khớp nhanh lành và phòng ngừa phát triển xơ khớp, bảo vệ khớp hiệu quả.

Chẩn đoán xơ khớp

Xơ khớp gây ra các cơn đau nhức dai dẳng, khó chịu cho người bệnh, vì vậy cần chẩn đoán để có biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Thông thường, ngoài cung cấp cho bác sĩ các triệu chứng đang gặp phải, bạn cần cho biết thêm một số thông tin khác như: tiền sử chấn thương, có đang bị nhiễm trùng hoặc trải qua phẫu thuật hay không. Đồng thời, bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình cũng sẽ xem xét khả năng linh hoạt đầu gối của bạn.

Để xác định chẩn đoán và cảm nhận mức độ nghiêm trọng của bệnh xơ khớp, bạn có thể sẽ được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) và X-quang. Hình ảnh chi tiết sẽ giúp phản ánh chính xác hơn tình trạng của khớp.

Chẩn đoán xơ khớp thông qua phân tích dáng đi hoặc chất lượng đi bộ

Phương pháp phục hồi xơ khớp

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau một cuộc phẫu thuật xương khớp hoặc một chấn thương để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh xơ hóa khớp. Tuy nhiên, khi mô sẹo tích tụ trong khớp, có thể khó điều trị nếu không phẫu thuật.

Các biện pháp phục hồi xơ khớp thường được tiến hành theo tình trạng nhẹ hay nặng của mỗi người:

  • Cho khớp nghỉ ngơi

Phương pháp điều trị xơ khớp đầu tiên được áp dụng đó là cho khớp  được nghỉ ngơi. Thực hiện giảm sưng đau bằng cách chườm đá và dùng thuốc chống viêm. Bạn có thể sẽ được bác sĩ điều trị khuyên nên bắt đầu các bài tập có chuyển động nhẹ nhàng để tăng tính linh hoạt cho khớp. Bạn cũng có thể được giới thiệu đến trung tâm vật lý trị liệu để cải thiện việc sử dụng khớp.

  • Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường làm giảm đau và cải thiện chức năng cho người bị xơ khớp mới phát, chưa cần can thiệp phẫu thuật. Ban đầu, bệnh nhân sẽ áp dụng một chế độ vật lý trị liệu tích cực cùng với thuốc chống viêm cho các liệu pháp điều trị hàng ngày để cố gắng lấy lại cử động bình thường của bạn. Dần dần, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tập luyện các bài tập để tăng khả năng uốn dẻo của khớp.

Tuy nhiên, khi mô sẹo tích tụ trong khớp, có thể khó điều trị nếu không phẫu thuật.

Vật lý trị liệu cần được chỉ định theo từng tình trạng xơ khớp

  • Phẫu thuật

Nếu phạm vi chuyển động của khớp bị xơ hóa không được phục hồi thông qua các phương pháp điều trị không phẫu thuật, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ khối cơ học. Loại bỏ mô sẹo được tiến hành nội soi khớp gối xâm lấn tối thiểu. Nội soi khớp là phương pháp phẫu thuật chỉnh hình nhìn thấy bên trong đầu gối mà chỉ cần vết mổ nhỏ có thể nhìn vào bên trong đầu khớp và thực hiện phẫu thuật nội soi.

Sau khi phẫu thuật, điều quan trọng góp phần vào quá trình phục hồi của bệnh nhân là phải tập vật lý trị liệu để lấy lại sức mạnh và chuyển động cũng như ngăn ngừa sự hình thành thêm các mô sẹo.

Dinh dưỡng cho người xơ khớp?

Nên bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học cho những người đang điều trị xơ khớp và để giảm triệu chứng của xơ khớp gây ra.

1. Ăn gì?

  • Một chế độ ăn giàu axit béo omega 3 được khuyến khích cho các tình trạng viêm. Thực phẩm giàu omega-3 chính là cá hồi, cá trích, cá thu…

  • Capsaicin (có trong ớt) và sulforaphane (có trong các loại rau họ cải) đã được chứng minh là có khả năng đảo ngược sự biệt hóa của các nguyên bào sợi trong cơ thể. Sulphoraphane có tác dụng chống xơ hóa thông qua việc kích hoạt nhân tố hạt nhân 2 liên quan đến erythroid 2, có thể quan trọng trong việc ngăn ngừa biệt hóa nguyên bào sợi.

  • Chế độ ăn giàu chất xơ kháng cũng có lợi cho việc ngăn ngừa viêm nhiễm và xơ hóa khớp.

  • Tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm đau nhờ giảm mức các cytokine gây viêm. Trong đậu nành có chứa chất chống oxy hóa và chống viêm có vẻ hữu ích trong điều trị xơ cứng khớp.

  • Vitamin D cần thiết cho sự cân bằng của hệ thống miễn dịch. Thực phẩm chứa vitamin tự nhiên là cá hồi, hàu, cá trích, nấm, lòng đỏ trứng…

2. Kiêng gì?

Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân xơ khớp thường xuyên lưu ý với bệnh nhân rằng chất béo đóng một vai trò quan trọng trong quá trình viêm. Do đó, những người bị xơ khớp nên cố gắng tránh sử dụng nguồn thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Nguồn thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa là bánh nướng, pho mát, dầu hướng dương, bơ thực vật và thực phẩm chiên xào. Thực phẩm chế biến sẵn như một số bữa ăn làm sẵn, thức ăn nhanh và bánh quy – thường có nhiều chất béo này.

Đau nhức xương do xơ khớp không nên ăn món ăn mặn và chua. Ăn mặn sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể và khiến các tế bào khớp tích trữ muối urat, khiến khớp sưng đau. Ngoài ra, những thực phẩm lên men có chứa axit oxalic như dưa muối, cà muối,… có vị chua cũng không tốt cho xương khớp.

Cuối cùng, xơ khớp nên kiêng nhất chính là rượu bia, chất kích thích và thuốc lá. Nhóm thực phẩm này không chỉ khiến tình trạng xơ khớp nghiêm trọng hơn mà còn gây vô hiệu hóa các loại thuốc chữa bệnh khớp.

Sự hiểu biết nhiều hơn về cơ chế bệnh sinh của xơ khớp và các chất trung gian gây viêm liên quan đã giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp mới để điều trị xơ khớp hiệu quả, đồng thời giúp giảm đau và tăng khả năng vận động của khớp.

Bài Viết Liên Quan

Đặt Hàng Ngay