Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp dân gian thường gọi là bệnh thấp khớp. Nhiều người nghĩ bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ xảy ra ở người già, nhưng thật ra căn bệnh này cũng gặp nhiều ở người trẻ (dưới 40 tuổi) và trẻ nhỏ (dưới 16 tuổi). Bệnh gây đau nhức nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường nhật của người bệnh.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh tiến triển phức tạp, gây hậu quả nặng nề nên cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Viêm khớp dạng thấp làm giảm khả năng vận động khớp, khiến người bệnh mệt mỏi, xanh xao. Vào những ngày bùng phát, viêm khớp gây đau đớn đến cực độ, đôi khi làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, mắt hoặc da. Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh diễn biến mạn tính, nếu không kiểm soát, không ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến dính và biến dạng khớp.

Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp

Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những cảnh bảo tùy theo từng giai đoạn của bệnh, tuy nhiên nhiều người thường chủ quan, không để ý và bỏ qua những dấu hiệu này đến khi bệnh trở nặng và các cơn đau xuất hiện nhiều hơn mới chịu đi khám. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp, các cơn đau thường xuất hiện thoáng, thỉnh thoảng người bệnh sẽ nhận thấy một số dấu hiệu như đau khớp, cứng khớp hoặc xuất hiện các dấu hiệu của khớp viêm như: Sưng, nóng, đỏ, đau. Lúc này màng hoạt dịch khớp bắt đầu bị tổn thương.

Giai đoạn 2

Giai đoạn này màng hoạt dịch khớp bị tổn thương nặng hơn và có thể xuất hiện những dấu hiệu của tổn thương sụn khớp khiến cơn đau xuất hiện nhiều hơn đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc khi chơi thể thao.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn người bệnh viêm khớp dạng thấp thường nhận thấy cơn đau tăng nặng và các gây ảnh hưởng tới vận động của người bênh. Lúc này các tổn thương không chỉ xuất hiện ở sụn khớp mà còn có thể ảnh hưởng đến các xương do phần sụn đã bị bào mòn khiến xương cọ sát vào nhau gây ra đau nhức dữ đội. Đây chính là giai đoạn mà nhiều người bệnh mới chịu đến các cơ sở y tế để khám, tìm hiểu nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức và phát hiện ra bệnh viêm khớp dạng thấp.

Giai đoạn 4

Giai đoạn các khớp đã tổn thương nghiêm trọng khiến người bệnh mất khả năng vận động, mỗi cử động đều rất đâu đồng thời khớp dần xuất hiện các dấu hiệu cứng khớp, sưng đau thậm chí nghiêm trọng hơp khớp có thể bị dính và không còn khả năng vận động

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở các khớp nhỏ riêng lẻ như ngón tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân và bàn chân. Đây là dạng bệnh có tính đối xứng, nếu bị đau các ngón tay bên tay trái, sau một thời gian sau, có thể bạn sẽ bị đau luôn các ngón tay bên tay phải. Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, cơn đau có thể diễn ra ở các khớp lớn hơn như khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, hông, xương hàm và cổ, với các triệu chứng điển hình như:

1. Nhóm triệu chứng toàn thân

  • Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược vào giai đoạn đầu.
  • Sốt nhẹ, tay chân ra nhiều mồ hôi, tê bì đầu chi.
  • Đau nhức toàn thân dù không vận động mạnh trước đó.
  • Biến chứng da, mắt, tim, phổi, mạch máu… giai đoạn nặng, ảnh hưởng đến nhiều cấu trúc khác không chỉ riêng khớp.

2. Nhóm triệu chứng tại khớp

Đau, cứng khớp: Phản ứng viêm khiến khớp tổn thương và đau âm ỉ. Đau nhiều về đêm, tăng khi gần sáng và cơ cứng khớp lúc thức dậy ít nhất 30 phút, hạn chế vận động. Đặc biệt, viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng, chỉ cần một bên khớp bị viêm đau thì bên còn lại cũng có biểu hiện tương tự.

Sưng, đỏ và nóng da tại vùng khớp bị viêm: Khớp tay – cổ tay – ngón tay hoặc khớp gối, khớp chân bị sưng đỏ do dịch tụ lại trong khớp. Sờ vào thấy ấm và nóng da. Vùng da khớp bị viêm có màu hồng nhạt hoặc đỏ hơn so với vùng xung quanh. Giai đoạn nặng, xuất hiện mụn đỏ (các nốt thấp khớp) trên vùng da khớp tổn thương, đường kính 5 – 20mm, các nốt này không gây đau.

Các dấu hiệu của một cơn viêm khớp dạng thấp có thể biểu hiện khác nhau từ mức độ thoáng qua tới mức độ nghiêm trọng. Thời kỳ bùng phát của bệnh tăng lên thường có dấu hiệu sưng, đau, làm người bệnh khó ngủ, sức khỏe yếu dần đi. Hoặc các dấu hiệu cũng có thể dần biến mất đi khi cơn viêm đi qua.


Khởi đầu là các khớp nhỏ như ngón tay, cổ tay, bàn chân. Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển, người bệnh có thể bị sưng, đau khớp gối, khủy tay, hông…

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Các chẩn đoán hình ảnh chỉ ra các tổn thương hiện hữu tại các khớp, còn xét nghiệm máu và yếu tố dạng thấp giữ vai trò đánh giá các tổn thương khớp giai đoạn sớm, cũng như tiên lượng về mức độ tiến triển của bệnh.

1. Chẩn đoán hình ảnh

Thời gian trước, X-Quang được áp dụng nhiều. Tuy nhiên, hiện nay, chụp cộng hưởng từ (MRI) – với hình ảnh mang lại rõ nét lại được dùng để chẩn đoán bệnh nhiều hơn. Bên cạnh việc chẩn đoán tổn thương ở sụn khớp & xương dưới sụn, MRI còn đánh giá được tình trạng tràn dịch khớp, viêm màng hoạt dịch. Ngoài ra, siêu âm khớp cũng có thể được áp dụng hỗ trợ kèm theo.

2. Xét nghiệm máu

Gồm tốc độ máu lắng (ESR), Protein phản ứng C (CRP), công thức máu toàn phần. Xét nghiệm máu cung cấp thông tin về các chỉ số bình thường và chỉ số khi bị bệnh. Đồng thời, giúp “truy tìm” các kháng thể hình thành do tình trạng viêm khớp gây ra như: anti-CCP (anti-cyclic citrullinated peptide antibodies) hay yếu tố khớp (RF).  Những trường hợp mắc phải viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm, sự xuất hiện của anti – CCP và yếu tố thấp khớp RF trong máu tiên lượng tình trạng gia tăng tổn thương khớp.

Tuy nhiên, RF và anti – CCP cũng có thể xuất hiện trong một số bệnh lý viêm nhiễm mãn tính như lao tiến triển hoặc bệnh khớp tự miễn như lupus ban đỏ. Vì vậy, cần các các kỹ thuật chuyên môn để chẩn đoán phân biệt  giữa các loại bệnh.

  • Công thức máu toàn phần: Đánh giá mức độ thiếu máu khi bị viêm khớp dạng thấp kéo dài, mãn tính. Trường hợp viêm khớp dạng thấp thường thấy tăng tiểu cầu. Số lượng bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.
  • Tăng tốc độ máu lắng (ESR) và Protein phản ứng C (CRP): có giá trị để đánh giá tình trạng viêm và dùng trong theo dõi đáp ứng điều trị, tuy nhiên đây là xét nghiệm không đặc hiệu.
  • Kháng thể kháng CCP (anti-cyclic citrullinated peptide antibodies – anti-CCP): rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh học viêm khớp dạng thấp do xét nghiệm có độ đặc hiệu cao (98%). Có tới 93% người viêm khớp sớm chưa xác định rõ ràng loại bệnh nếu có anti-CCP dương tính thì sẽ tiến triển thành viêm khớp dạng thấp trong vòng 3 năm sau đó. Anti-CCP tăng cao cũng được xem là một yếu tố tiên lượng nặng của bệnh.

3. Xét nghiệm yếu tố thấp khớp RF

Còn gọi là yếu tố dạng thấp. Đây là một loại xét nghiệm máu đơn giản nhằm đo các globulin miễn dịch kháng lại đoạn Fc của loại phân tử có tên là Globulin IgE. Nồng độ kháng thể RF cao được xem là yếu tố tiên lượng bệnh nặng. 50-75% người viêm khớp dạng thấp có RF dương tính thường là ở những bệnh nhân có chứa kháng nguyên tên là HLA-DR4 trong người và những người ở thể bệnh nặng, tiến triển nhanh… HLA-DR4 có tên là kháng nguyên hóa hợp tổ chức, và thường xuất hiện trong cơ thể người bệnh viêm khớp dạng thấp do di truyền từ gia đình.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng rối loạn mạn tính của hệ miễn dịch. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của căn bệnh này. Vì vậy, bác sĩ thường dựa trên các yếu tố nguy cơ gây bệnh và cơ chế bệnh sinh của bệnh để điều trị viêm khớp dạng thấp.

1. Các yếu tố nguy cơ viêm khớp dạng thấp

Những người chịu tác động của nhóm yếu tố nguy cơ sau đây có rủi ro trở thành đối tượng của viêm khớp dạng thấp cao:

  • Trong độ tuổi từ 40 – 60.
  • Nhiễm một số vi khuẩn như Epstein-Barr virus, Parvo virus, Mycoplasma, vi khuẩn đường ruột…
  • Người thân trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp.
  • Sống ở nơi có thời tiết lạnh ẩm kéo dài.
  • Tiếp xúc với chất ô nhiễm môi trường như: amiăng và silica
  • Hút thuốc lá.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở nam giới đến 2 – 3 lần.

(*) Lưu ý: Viêm khớp dạng thấp vẫn có thể gặp ở cả người nhỏ tuổi

2. Cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp

Như ở phần định nghĩa đã chỉ ra, viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý tự miễn điển hình. Bệnh sinh ra do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch dưới tác động của các yếu tố nguy cơ kể trên.

Bình thường, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra các kháng thể để tiêu diệt những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm… khi chúng xâm nhập vào cơ thể, nhằm bảo vệ các cơ quan khỏe mạnh, bao gồm khớp. Nhưng khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể sẽ nhận diện sai “kẻ thù” là màng hoạt dịch và tấn công màng hoạt dịch, khởi phát phản ứng viêm.

Cụ thể, các cấu trúc protein của cơ thể khi bị yếu tố độc hại tác động sẽ bị biến đổi thành các “protein có cấu trúc lạ” gần giống màng hoạt dịch của khớp, hoặc khi bị nhiễm khuẩn thì cấu trúc màng vi khuẩn gần giống với cấu trúc của màng hoạt dịch khớp. Tình trạng này xảy ra sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể như các đại thực bào, tế bào trình diện kháng nguyên, lympho B, lympho T gia tăng sản xuất các tự kháng thể chống lại các cấu trúc protein lạ, các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… gây ra viêm màng hoạt dịch khớp.

Theo thời gian, quá trình viêm sẽ làm giảm chất lượng dịch khớp và tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn gây ra viêm khớp dạng thấp với hàng loạt các triệu chứng như: sưng, nóng, đỏ, đau… tại khớp.

Nếu không được điều trị và ngăn chặn kịp thời, viêm khớp dạng thấp sẽ làm biến dạng khớp và làm mất chức năng vận động của khớp. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh, nguy cơ tàn phế cao, mất khả năng tự chủ cuộc sống…

Phụ nữ độ tuổi 40-60 hoặc bị béo phì có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Điều trị viêm khớp dạng thấp chủ yếu xoay quanh việc dùng thuốc nội khoa (đường uống, đường tiêm, đường bôi ngoài…) để hạn chế các tổn thương khớp và khả năng xảy ra biến chứng. Các nhóm thuốc cơ bản, thường được dùng bao gồm:

1. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (hay thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh) DMARDs

Dùng DMARDs là phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp chính, làm thay đổi tình trạng hoạt động của bệnh theo chiều hướng tích cực. Gồm 2 nhóm:

Nhóm thuốc DMARDs kinh điển: Tùy thuộc vào tình trạng diễn tiến của bệnh để dùng đơn độc hay kết hợp các loại thuốc với nhau giúp ổn định tình trạng viêm khớp, làm chậm tiến trình phá hủy sụn khớp… ở nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Nhóm thuốc DMARDs sinh học: Còn được gọi là tác nhân sinh học (Biologic Agents). Đây là nhóm thuốc điều trị được bào chế dựa vào phản ứng miễn dịch của mỗi tế bào, mỗi Cytokin trong bệnh viêm khớp dạng thấp. DMARSs sinh học là nhóm thuốc cho hiệu quả kiểm soát viêm khá tốt, tác dụng nhanh và khả năng dung nạp tốt nên đã tạo nên cuộc cách mạng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.

Từ năm 2009, một số thuốc thuộc nhóm này đã được sử dụng tại Việt Nam. Thuốc được chứng minh có hiệu quả cải thiện lâm sàng đồng thời làm chậm tình trạng hủy khớp, giúp bảo tồn chức năng khớp cho bệnh nhân.

Đặc điểm chung của nhóm thuốc DMARDs sinh học là đạt hiệu quả kiểm soát tốt bệnh cả trên lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Tác dụng không mong muốn đáng ngại nhất của các thuốc này là lao và các nhiễm khuẩn cơ hội, nhiễm virus (đặc biệt virus viêm gan B, C), lao, ung thư. Do vậy, trước khi chỉ định thuốc sinh học, bệnh nhân phải được sàng lọc các nhiễm trùng này theo một quy trình nghiêm ngặt.

Dùng thuốc nội khoa giúp giảm các triệu chứng tổn thương khớp trong viêm khớp dạng thấp

2. Nhóm chống viêm không steroid (NSAIDs)

Giúp giảm đau và tình trạng viêm. Tuy nhiên chúng sẽ có những tác dụng phụ (ù tai, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận, tim mạch) khi dùng liều cao và kéo dài. NSAIDs gồm 2 nhóm chính:

  • Nhóm ức chế chọn lọc: Cần thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, đái tháo đường…
  • Nhóm ức chế không chọn lọc: Cần thận trọng khi sử dụng ở những người có bệnh lý dạ dày, suy gan, suy thận…

3. Nhóm thuốc chống viêm steroid

Sử dụng nhóm thuốc này theo đường uống hoặc truyền tĩnh mạch nhằm giảm đau, khống chế tình trạng viêm cấp tạm thời trong thời gian chờ tác dụng điều trị của thuốc chống thấp tác dụng chậm. Việc sử dụng steroid trong thời gian ngắn có thể làm bệnh nhân cảm thấy tốt hơn về tình trạng viêm khớp dạng thấp nhưng việc sử dụng lâu dài có thể sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như ù tai, xốp xương – loãng xương, sụt cân và dễ mắc bệnh tiểu đường… Cần báo với bác sĩ khi bệnh nhân thấy các dấu hiệu bất thường.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hỗ trợ khác như:

  • Phục hồi chức năng, chống dính khớp nhằm làm giảm tình trạng cứng và chống dính khớp.
  • Y học cổ truyền và tắm suối khoáng phục hồi chức năng vận động khớp cho người bệnh.
  • Ngoại khoa như nội soi rửa khớp (với khớp gối có viêm đơn độc hoặc viêm mạn tính kéo dài) hoặc phẫu thuật chỉnh hình khớp hay thay khớp nhân tạo (khớp háng, khớp gối) để phục hồi chức năng vận động khớp.
  • Một số phương pháp trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam.
  • Có thể điều trị dự phòng loãng xương, thuốc chống thoái hóa khớp, bảo vệ dạ dày…

4. Sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp từ cơ chế bệnh sinh

Bổ sung các dưỡng chất có khả năng kiểm soát phản ứng viêm và phòng ngừa nguy cơ hình thành xơ khớp chính là giải pháp hữu hiệu và khoa học. Các tinh chất có nguồn gốc từ thiên nhiên như Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Eggshell, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong sản phẩm GOSURE CANXI tạo ra cơ chế bảo vệ và chăm sóc xương khớp chuyên biệt, giúp tác động “trúng đích” vào cơ chế bệnh sinh:

  • Hỗ trợ giảm đau xương khớp an toàn, hiệu quả nhờ “chặn đứng” yếu tố làm viêm tiến triển, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Phòng ngừa viêm khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe nhờ ức chế quá trình hình thành kháng thể (các tự kháng thể này có bản chất là các protein (gamma globulin) tự sinh ra và tấn công màng hoạt dịch và sụn khớp). Cùng với đó là giảm các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… Ngăn chặn quá trình viêm tại khớp bảo vệ khớp một cách tốt nhất.
  • Bổ sung dưỡng chất nhằm tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn nhờ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (chất nền). Từ đó giúp khớp chuyển động trơn tru hơn.

GOSURE CANXI là sản phẩm hỗ trợ phòng và điều trị viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả

Tham khảo thêm: [REVIEW] Sữa Gosure Canxi từ Mỹ dành cho người bệnh xương khớp có tốt không? Có nên mua không?

Biến chứng viêm khớp dạng thấp

Không chỉ gây ra các biến chứng trên xương khớp, viêm khớp dạng thấp có thể để lại các di chứng trên tim mạch, phổi, mắt miệng…

Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, làm cho các xương bị yếu và dễ gãy. Tỷ lệ gãy xương ở người bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp đôi so với người bình thường. Viêm khớp dạng thấp lại thường gặp ở các người bệnh nữ, lứa tuổi trung niên. Đây chính là các đối tượng có nguy cơ loãng xương cao. Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc lối sống ít vận động do đau khớp cũng có thể làm gia tăng nguy cơ loãng xương.

Bên cạnh đó, loãng xương còn là biến chứng của điều trị viêm khớp dạng thấp không đúng cách. Việc lạm dụng các thuốc giảm đau hoặc sử dụng các chế phẩm (thường ở dạng hoàn) “giả danh”, có pha corticosteroid, làm giảm đau nhanh chóng nhưng để lại hậu quả về sau cực kỳ nghiêm trọng như tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, béo phì…

Khô mắt và miệng: Theo báo Everydayhealth, viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ có các biến chứng về mắt (Hội chứng Sjogren). Có thể là viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh tiến triển nặng. Biến chứng nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp làm giảm lượng ẩm ở miệng, mắt gây khô mắt, miệng gặp ở 5% người bệnh. Thậm chí có thể gây mù lòa nếu không chữa trị kịp thời.

Nhiễm trùng: Theo các chuyên gia, bản thân viêm khớp dạng thấp cùng với thuốc điều trị bệnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó gia tăng tình trạng nhiễm trùng.

Hội chứng ống cổ tay: Với những người bị viêm khớp dạng thấp, đau cổ hoặc bị các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương về thần kinh. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến phần trên của cột sống. Tổn thương các khớp ở cổ có thể gây kích thích và tăng áp lực lên các dây thần kinh ở cột sống. Thêm vào đó, biến chứng viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi của não và cột sống, cũng như chèn ép lên dây thần kinh giữa (dây thần kinh chạy từ cẳng tay qua cổ tay đến bàn tay), gây ra hội chứng ống cổ tay.

Tổn thương khớp trong viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay, chèn ép lên dây thần kinh cổ tay

Nốt thấp khớp: Ở 10-15% người viêm khớp dạng thấp hình thành các cục u gọi là “nốt thấp khớp” ở mô dưới da tại các nơi vùng tỳ đè khuỷu tay, cạnh ngón tay và ngón chân, vùng chẩm, gân Achilles. Đặc điểm những hạt này có mật độ chắc, thường gắn dính với màng xương hoặc gân nên ít di động, kích thước từ vài mm đến 2cm, tụ thành từng đám.  Nốt thấp khớp góp phần vào việc làm biến dạng khớp, đặc biệt là khớp bàn tay hay bàn chân. Triệu chứng này hay gặp ở người viêm khớp dạng thấp nặng, tiến triển bệnh nhanh, thể viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính nhưng ở Việt Nam dường như biến chứng này không xuất hiện phổ biến lắm.

Bệnh phổi: Theo một nghiên cứu năm 2010 xuất bản trên chuyên san Arthritis & Rheumatism, khoảng 10-20% người bị viêm khớp dạng thấp sẽ phát triển bệnh phổi mạn tính vào thời điểm nào đó. Tình trạng viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ làm tăng nguy cơ sẹo phổi, mà các vấn đề về phổi cũng có liên quan đến viêm khớp dạng thấp, bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng huyết áp trong phổi. Hơn nữa một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây viêm lớp niêm mạc phổi.

Tim mạch: Biến chứng phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp liên quan đến tim mạch là bệnh xơ vữa động mạch. Theo kết quả một nghiên cứu năm 2013, những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 50%, nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 2-3 lần và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gần 2 lần. Ngoài ra, suy tim tắc nghẽn cũng là một biến chứng khác của viêm khớp dạng thấp.

Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Không có biện pháp phòng ngừa viêm khớp dạng thấp được biết đến ngoài những yếu tố nguy cơ có thể giảm được như béo phì hay hút thuốc…

Theo tạp chí Mayo Clinic, tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng sức mạnh cho hệ xương khớp đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, mỗi ngày, chúng ta nên dành từ 30-60 phút để tập thể dục, tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi lội, yoga, cầu lông, đạp xe đạp… Tập thể dục, thể thao vừa sức giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ bị bệnh khớp dạng thấp, kéo dài tuổi thọ hệ vận động.

Bên cạnh đó, việc phát hiện sớm có thể giúp hạn chế nguy cơ biến dạng khớp. Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường như khớp đau, sưng, nóng đỏ, có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, nóng sốt, chán ăn, người bệnh nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được cải thiện kịp thời.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) việc cải thiện bệnh kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp, điển hình là giảm sự xuất hiện của các khối u, gồ ghề tại các khớp bị viêm. Cũng theo tổ chức này, việc thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tập luyện thể dục tại nhà giúp kéo dài tuổi thọ, phòng ngừa bệnh khớp và viêm khớp dạng thấp

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm khớp dạng thấp

Nguyên tắc chung, chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bị bệnh xương khớp cần cân bằng và đa dạng hóa các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác. Đối với nhóm bệnh nhân bị thừa cân, béo phì thì cần duy trì chế độ giảm cân. Người bị viêm khớp dạng thấp nên chia nhỏ bữa ăn để hấp thụ tốt hơn. Nhóm thực phẩm cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

Ngũ cốc nguyên hạt: cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, trong ngũ cốc còn chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh. Vì vậy, cần cung cấp đa dạng các loại ngũ cốc như: Gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, bắp rang, và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác trong thực đơn hằng ngày.

Thực phẩm giàu acid béo omega-3: có tác dụng giảm viêm khớp hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường chăm sóc sức khỏe. Thực phẩm có chứa acid béo omega-3 gồm cá bơn, cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá thu,… Ngoài ra, acid béo omega-3 còn có trong dầu quả óc chó, dầu hạt cải, hạt lanh và dầu hạt lanh chứa các chất chuyển đổi thành các acid béo omega-3.

Thực phẩm giàu Omega-3 giúp giảm viêm và hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng nên rất tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp

Các loại rau củ quả: Rau củ quả có tác dụng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cơ thể và bộ xương khỏe mạnh. Bổ sung trong thực đơn các loại rau quả có màu xanh thẫm như súp lơ xanh, cải xoong, cải xanh; các loại củ quả có màu da cam như bí ngô và một số gia vị như hành và tỏi.

Trứng: là một sản phẩm hoàn hảo gồm nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho bệnh nhân xương khớp. Bổ sung trứng trong thực đơn hàng tuần (3 lần/tuần) với các món: Trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng hấp… để có một bộ xương khỏe mạnh.

Trà xanh và các loại trà thảo dược: Các loại trà này có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm, tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương, rất tốt cho người bị bệnh xương khớp. Uống nước trà xanh hoặc trà thảo dược kết hợp với nước lọc thanh khiết hàng ngày. Lưu ý, các chuyên gia xương khớp khuyến cáo những người bị bệnh xương khớp nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Viêm khớp dạng thấp tuy không thể điều trị hoàn toàn nhưng nếu có phương pháp chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện bệnh và giảm những ảnh hưởng mà bệnh gây ra.

Bài Viết Liên Quan

Đặt Hàng Ngay