Thoái hóa khớp gối là hiện tượng mất cân bằng của quá trình tổng hợp và phân hủy của sụn và xương dưới sụn. Khiến bề mặt sụn khớp bị biến đổi, hình thành nên các gai xương, làm khớp biến dạng và hư khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận động, chất lượng sống của người bệnh.
Thoái hóa khớp gối xảy đến do nhiều nguyên nhân, trong đó tuổi tác là nguyên nhân thường gặp nhất. Khi bệnh tiến triển nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Lúc đó, mỗi khi vận động thì các đầu xương sẽ cọ xát, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Thoái hóa khớp do các nguyên nhân phổ biến sau đây:
Ngoài ra, thoái hóa khớp gối còn có thể do các yếu tố khác như béo phì, công việc thường xuyên phải đứng lâu (> 2 giờ/ngày), vận động quá sức, gấp/duỗi gối do đi nhiều (hơn 3km/ngày)… Thoái hóa khớp gối giai đoạn đầu thường chưa ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên ở giai đoạn nặng, khớp bị tổn thương nhiều, dịch khớp ít, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến hẹp khe khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau, vận động khó khăn.
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận động của cơ thể. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng đắn có thể gây những biến chứng nguy hiểm sau đây:
Thoái hóa khớp gối là bệnh không thể phục hồi như cũ. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay là giảm đau, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, phục hồi chức năng vận động của khớp gối, hạn chế và ngăn ngừa khớp bị biến dạng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thông thường, thoái hóa khớp gối thường được điều trị bằng các phương pháp sau đây:
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối là do chỉ số cân nặng vượt mức gây áp lực lên khớp gối. Theo Tổ chức Viêm khớp, một trọng lượng thừa sẽ khiến khớp gối tăng thêm áp lực tương đương 1,8kg. Do vậy, nếu cơ thể đang thừa cân thì cần tích cực giảm cân để giảm bớt những những gánh nặng lên khớp gối.
Bạn có thể dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI (được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m)) để xác định xem liệu người đó có thừa cân hay không. Nếu BMI trên 25 là thừa cân, trên 30 là béo phì và nằm trong 18,5-24,9 là khỏe mạnh. Để duy trì được chỉ số khối cơ thể ở mức an toàn thì cần có chế độ ăn uống và luyện tập khoa học. Giảm cân không chỉ giảm căng thẳng cho các khớp gối mà còn giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.
2. Bổ sung dinh dưỡng cho khớp
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn đối với sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Các chuyên gia cho biết, thoái hóa khớp gối không thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên, người bệnh có thể phục hồi và làm giảm triệu chứng nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học.
Ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối bởi các nhóm dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể (tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), không nên ăn nhiều tinh bột và chất béo, thì cần tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ quả, trái cây tươi, các loại đậu, các loại cá nước lạnh giàu omega-3 (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…) hoặc thực phẩm bổ sung.
Bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày, thì các chuyên gia đầu ngành xương khớp chia sẻ, để phòng chăm sóc và bảo vệ xương khớp toàn diện chúng ta cần chủ động bổ sung những dưỡng chất thiết yếu giúp chăm sóc hệ xương khớp từ bên trong như Gosure Canxi.
Nhờ chứa các nhóm dưỡng chất quý như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Gosure Canxi thế hệ mới vừa giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp, vừa ngăn ngừa viêm, làm chậm quá trình thoái hóa, cho xương khớp chắc khỏe dài lâu. Đây được xem giải pháp khoa học chăm sóc và bảo vệ xương khớp an toàn và hiệu quả.
3. Tiêm vào khớp
Đối với những trường hợp bị thoái hóa khớp nặng gây đau đớn nhiều thì bác sĩ chỉ định tiêm thuốc trực tiếp vào khớp. Những loại thuốc này giúp cải thiện tạm thời, nếu dùng lâu dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiêu cực.
3.1 Tiêm steroid
Đối với trường hợp đau nhức khớp gối nghiêm trọng do thoái hóa, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp cho bệnh nhân giúp giảm viêm, nhờ đó thuyên giảm tình trạng sưng cứng và đau đầu gối. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài vì đôi khi, steroid có thể góp phần bào mòn lớp sụn ở khớp gối.
3.2 Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Đây là một chế phẩm có hàm lượng tiểu cầu cao gấp 2-8 lần so với lượng tiểu cầu trong máu bình thường. Phương pháp này thường dùng để điều trị chấn thương thể thao. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối do thoái hóa có thể kích thích quá trình chữa lành thương tổn, giúp giảm đau, hỗ trợ cải thiện chức năng vận động của khớp gối.
3.3 Tiêm dịch nhờn cho khớp
Đây là cách điều trị thoái hóa khớp khá hiệu quả. Thông thường, khớp gối bình thường có chứa khoảng 2ml dịch khớp. Chất acid hyaluronic là một trong những thành phần của dịch khớp, hàm lượng chứa từ 2,5 – 4,0 mg/ml. Chất này có tác dụng giữ nước và được tổng hợp bởi màng hoạt dịch.
Đặc biệt, Acid hyaluronic có vai trò giảm xóc, bôi trơn, bảo vệ khớp, tăng tính đàn hồi nếu có lực ở ngoài tác động vào. Trong trường hợp bị thoái hóa khớp thì chất bôi trơn này giảm xuống cả về số lượng cũng như chất lượng. Vì vậy, với phương pháp tiêm dịch nhờn cho khớp sẽ giúp khớp được bôi trơn, tăng độ đàn hồi và giúp khớp hoạt động trơn tru. Phương pháp này được ứng dụng khá rộng rãi vì tính an toàn mà ít có tác dụng phụ.
Lưu ý, việc tiêm dịch nhờn vào khớp cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn. Bởi nếu tiêm không đúng vị trí, hoặc quá trình tiêm không đảm bảo vô khuẩn sẽ gây “tác dụng ngược” cho khớp.
3.4 Tiêm tế bào gốc
Phương pháp áp dụng này áp dụng cho tế bào gốc tự thân, lấy từ mô mỡ, hoặc tủy xương ở thắt lưng của chính người bệnh (50ml/ mỗi lần) để tách chiết lấy tế bào gốc rồi cấy nhân lên, rồi tiêm vào khớp gối giúp kích thích mô mới phát triển thay thế cho các mô khớp đã bị tổn thương.
Phương pháp hút mỡ tự thân tuy không gây đau cho bệnh nhân nhưng khó thực hiện ở người lớn tuổi, vì tế bào gốc trong mô mỡ càng ngày càng ít và việc nuôi cấy tế bào gốc cũng càng ngày càng chậm. Với những người tuổi cao, quá trình nuôi cấy nhân tế bào gốc có thể kéo dài tới 3 tuần hoặc có thể lâu hơn.
4. Tập thể dục thể thao
Thường xuyên luyện tập thể thao không những giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe cơ bắp, duy trì cân nặng hợp lý, giúp tinh thần thoải mái mà còn hỗ trợ các khớp được hoạt động trơn tru. Với những người bị thoái hóa khớp gối, việc luyện tập có thể khó khăn vào thời gian đầu. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp luyện tập phù hợp và đều đặn sẽ rất giúp ích cho khớp gối.
Những môn thể thao phù hợp cho người thoái hóa khớp: đi xe đạp, đi bộ, bơi lội, yoga, thể dục nhịp điệu… Nếu còn đang phân vân về môn thể thao phù hợp với mình thì bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu sẽ tư vấn cho bạn bài tập phù hợp. Nếu có điều kiện, bạn nên tập luyện với huấn luyện viên hoặc tập chung với người khác để tăng động lực và hiệu quả cho bài tập.
Duy trì luyện tập thể thao là cách giúp hỗ trợ các khớp được hoạt động trơn tru
5. Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là một trong những yếu tố không thể thiếu giúp loại bỏ tình trạng đau dai dẳng ở người thoái hóa khớp, chứ không thể chữa lành hoàn toàn vấn đề về xương khớp. Thuốc giảm đau thường có những loại sau:
-
Thuốc giảm đau không kê toa (OTC): Bao gồm Paracetamol (Acetaminophen), các thuốc giảm đau kháng viêm không steroids (NSAIDs) như Aspirin, Ibuprofen…
-
Thuốc giảm đau kê đơn: Trường hợp người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau không kê đơn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu hơn. Hiện nay, thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2 thường được chỉ định giảm đau, kháng viêm trong điều trị thoái hóa khớp, tương tự thuốc NSAIDs truyền thống, nhưng ít ảnh hưởng dạ dày và thận hơn. Trong trường hợp các loại thuốc trên không có tác dụng thì cuối cùng bác sĩ sẽ kê toa dẫn xuất thuốc phiện.
-
Ngoài ra, thuốc giảm đau còn có dạng kem hoặc gel bôi ngoài. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ được đánh giá là an toàn, ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc uống.
6. Sử dụng nẹp đầu gối
Phương pháp sử dụng công cụ y tế giúp kiểm soát tình trạng khó chịu do thoái hóa khớp gây ra. Không chỉ giúp giảm đau bằng cách giảm tải trọng lượng cơ thể bị đè nặng lên phần bị tổn thương nghiêm trọng vùng đầu gối, nẹp đầu gối còn giúp hỗ trợ khả năng vận động của người bệnh. Hiện nay, có nhiều nẹp khác nhau cho người bệnh lựa chọn như: nẹp giảm áp, nẹp giúp phục hồi chức năng… Tùy vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại nẹp đầu gối phù hợp.
7. Phẫu thuật đầu gối
Nếu trường hợp cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng mà các biện pháp trên không cải thiện được, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật khớp gối có nhiều lựa chọn khác nhau sau đây:
7.1 Phẫu thuật nội soi khớp gối
Đây là kỹ thuật ngoại khoa hiện đại, có thể được xem là bước tiến đột phá trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình. Không giống với phương pháp mở, phương pháp nội soi ít xâm lấn do phẫu thuật nội soi và tỷ lệ tổn hại mô xung quanh giảm đi đáng kể, giảm đau đớn, không mất quá nhiều máu trong quá trình phẫu thuật. Từ đó, làm giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật.
7.2 Phẫu thuật thay khớp gối
Phương pháp này giúp loại bỏ những phần bị hư tổn ở khớp do thoái hóa, đồng thời giúp tái tạo bề mặt khớp gối với khớp nhân tạo được làm bằng kim loại và một số vật liệu sinh học, và khớp này có chức năng giống khớp bình thường. Điều này giúp người bệnh vận động thoải mái, tự chủ cuộc sống, cải thiện chất lượng cuộc sống.
7.3 Phẫu thuật đục xương chỉnh trục (osteotomy)
Phương pháp này giúp thay đổi trục sinh lý của chân bằng cách thêm hoặc loại bỏ một mảnh xương hình chêm ở xương chày hoặc xương đùi nhằm thay đổi trọng tâm lực chịu đựng của khớp gối. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa, làm chậm quá trình tổn thương khớp gối do thoái hóa. Cách chữa trị này này sẽ hữu ích với những trường hợp như: bệnh chỉ ảnh hưởng đến một bên xương của khớp; người bệnh dưới 60 tuổi mà không bị béo phì; thoái hóa khớp do tính chất công việc, hoạt động quá mức, đứng lâu trong một thời gian dài.
Lưu ý, việc phẫu thuật đầu gối cần được thực hiện ở bệnh viện có chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình uy tín (như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
8. Nghỉ ngơi, thư giãn các khớp
Việc hoạt động quá mức là một trong những nguyên nhân khiến khớp gối thoái hóa sớm. Vì vậy, cần lưu ý trong quá trình sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Khi cảm nhận cơn đau khớp là đến lúc cơ thể vượt ngưỡng chịu đựng nên phải được thư giãn, nghỉ ngơi.
Khi thấy khớp đau cần ngưng mọi hoạt động để nghỉ ngơi, thư giãn
9. Vật lý trị liệu
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thực hiện tại nhà bằng các bài tập đơn giản sau đây giúp giảm đau, tăng sự dẻo dai, cải thiện tình trạng khớp gối, phòng ngừa tình trạng thoái hoá.
9.1 Bài tập làm giảm cơn đau
Bài tập này tập với ghế có tựa lưng, các động tác tập như sau:
-
Đứng thẳng người, đưa chân trái lùi về phía sau và giữ thẳng sao cho ngón chân phải và gót chân trái nằm cùng trên một đường thẳng và chân phải hơi khuỵu xuống.
-
Giữ nguyên tư thế và cúi người về phía trước, 2 tay giữ lấy thành ghế để làm điểm tựa. Giữ tư thế đó trong vòng 20 giây rồi đổi chân.Thực hiện mỗi chân 2 lần.
9.2 Bài tập tăng sự dẻo dai
Để tập bài tập này, bạn cần khởi động làm ấm cơ thể bằng cách xoay khớp cổ, tay chân hoặc chạy bước nhỏ tại chỗ, sau đó thực hiện những bước sau:
-
Cần chuẩn bị một mảnh vải dài.
-
Nằm ngửa trên sàn nhà hoặc giường rồi đưa chân phải lên và vòng mảnh vải quanh bàn chân, rồi kéo mảnh vải gần về phía người mình.
-
Giữ thẳng chân trong khoảng 15 giây, sau đó đổi chân khác và thực hiện tương tự.
-
Thực hiện mỗi chân khoảng 2 lần.
9.3 Bài tăng sức mạnh cơ bắp
Bài tập này giúp làm tăng sức mạnh cơ bắp, đồng thời giảm áp lực lên khớp gối. Bài tập được thực hiện như sau:
-
Nằm ngửa trên sàn nhà và duỗi thẳng 2 chân. Sau đó, chống 2 khuỷu tay xuống nền, đầu hơi ngẩng dậy, thực hiện đồng thời gập từ từ đầu gối trái lại.
-
Chân phải đưa thẳng lên cao, khoảng cách tầm 50cm, ngón chân chỉ lên trên. Giữ tư thế này trong vòng 3-5 giây rồi đổi chân và thực hiện tương tự lại từ đầu.
-
Thực hiện mỗi bên chân khoảng 5 lần.
Ngoài các bài tập rèn luyện khớp gối thì còn liệu pháp châm cứu, sử dụng kim được tiệt trùng và kích thích vào các huyệt để đả thông kinh mạch và lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Tuy nhiên, phương pháp này không phải ai cũng phù hợp, vì vậy cần tham vấn ý kiến bác sĩ và phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, được đào tạo về lĩnh vực này.
10. Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng, chườm lạnh là một cách điều trị thoái hóa khớp được nhiều người áp dụng. Những cơn đau khớp gối có thể làm dịu đi bằng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh. Tuy nhiên, chườm nóng hay chườm lạnh cần chú ý, nên chườm lạnh trước đối với bị sưng đau. Sau khi đầu khớp giảm sưng thì mới chuyển sang chườm nóng để thuyên giảm tình trạng cứng khớp tại đây.
Ngoài ra, trong quá trình chườm cần lưu ý: Với chườm lạnh không nên chườm lên khu vực bị tê, mất cảm giác, những vị trí có vết thương hở hoặc bị phồng rộp da, những người bị chấn thương mạch máu, rối loạn thần kinh giao cảm. Đối với chườm nóng, không nên chườm lên vùng bị tổn thương đang có biểu hiện nóng, đỏ; những vết thương hở hoặc vùng da bị tê, mất cảm giác; không chườm nóng cho người mắc vấn đề về thần kinh ngoại biên hoặc rối loạn thần kinh giao cảm.
Chườm nóng, chườm lạnh là phương pháp trong điều trị thoái hóa khớp gối được nhiều người lựa chọn
11. Xoa bóp massage các khớp
Để giảm bớt những cơn đau co thắt cơ xung quanh do tình trạng thoái hóa khớp gối xảy ra thì những động tác massage, xoa bóp để thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau, giúp máu lưu thông tốt hơn đến vị trí này. Song, những động tác massage chỉ có tính chất tạm thời, và cần thực hiện đúng kỹ thuật mới giúp làm giảm cơn đau. Sau đây là một số động tác massage gối bạn có thể tham khảo:
-
Xát day khớp gối: Ngồi trên ghế cứng, hai chân duỗi thẳng, hai bàn tay ôm lấy hai bên khớp gối và xát từ trên xuống rồi ngược lại khoảng 20 lần. Sau đó, đặt hai bàn tay úp lên hai xương bánh chè rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, động tác này cũng thực hiện 20 lần.
-
Miết khớp gối: Ngồi thẳng, ngay chân vuông góc với đùi, hai ngón cái đặt vào phía trước đầu gối, những ngón còn lại ôm vào khoeo. Hai ngón cái dùng lực vừa phải miết vào phía trước đầu gối, sau đó lại miết từ tâm ra phía sau đầu gối, dọc theo khe khớp gối. Sau đó, làm chân bên kia, mỗi bên thực hiện khoảng 20 lần.
-
Day, ấn các huyệt: Dùng hai ngón cái day ấn huyệt hai bên chân, mỗi huyệt 1 – 2 phút.
Những động tác massage này nên thực hiện 2 lần mỗi ngày. Bên cạnh massage có thể chườm nóng khớp gối với ngải cứu sao với muối vào mỗi buổi tối.
Những lưu ý khi cải thiện thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khá phổ biến, bệnh tiến triển theo từng giai đoạn. Tùy tình trạng bệnh mà lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp. Khi có triệu chứng bệnh cần thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cách điều trị kịp thời, đúng đắn. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.
Ở những trường hợp phẫu thuật khớp gối, cần chú ý giữ vết mổ sạch sẽ, luôn khô ráo đến khi lành hẳn. Với những người mổ nội soi, ít xâm lấn, sau khi phẫu thuật xong cần tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ giúp khớp gối nhanh phục hồi chức năng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Người bệnh có thể tham vấn liệu trình và bài tập phù hợp với tình trạng của bản thân.
Bệnh thoái hóa khớp gối tiến triển khá âm thầm, và khó phát hiện. Vì vậy, bên cạnh chú ý cách điều trị thoái khớp gối thì cần có biện pháp phòng ngừa bệnh từ sớm bằng cách thiết lập chế độ làm việc, dinh dưỡng và vận động, nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh. Đồng thời, chủ động sử dụng các sản phẩm chăm sóc xương khớp từ bên trong như sữa xương khớp GOSURE để bảo vệ và nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe.