8 cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, giảm thoái hóa khoa học

Thoái hóa khớp là căn bệnh rất phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên và người già. Bệnh gây nên cảm giác đau đớn ở các khớp, đặc biệt là khớp gối. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu điều trị bệnh thoái hóa khớp?

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn không đủ bù đắp cho lớp sụn ở khớp bị hao mòn. Theo thời gian, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương sẽ dần bị mỏng và hư tổn, gây đau nhức và hạn chế vận động, thậm chí có thể bị tàn phế.

Sự mất cân bằng này có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố như di truyền, tổn thương tại vị trí khớp hoặc quá trình lão hóa theo thời gian.

Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến đối với những người trung niên và người lớn tuổi

Cách điều trị thoái hóa khớp

1. Sử dụng các loại thuốc điều trị

Để điều trị thoái hóa khớp, bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc nhằm giảm đau và giảm viêm. Với các bệnh nhân bị đau nhẹ hoặc ở mức trung bình thì có thể tự mua thuốc mà không cần kê toa, còn với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng hơn thì nên mua thuốc kê toa theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Sau đây là một số loại thuốc mà bạn có thể dùng trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp.

1.1 Các loại thuốc không kê toa:

Trên thị trường có những loại thuốc điều trị không cần toa bác sĩ. Tuy nhiên, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhất là những người bị dị ứng, có bệnh nền (suy gan, thận, loét dạ dày…)

  • Acetaminophen (Tydol) là loại thuốc được sử dụng cho người bị thoái hóa khớp ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Liều dùng là 1g – 2g/ ngày, lưu ý là thuốc có tác dụng phụ thường thấy là buồn nôn và đau vùng thượng vị.

  • NSAID: Là nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid. Nếu Acetaminophen không phát huy hiệu quả thì người bệnh có thể xem xét dùng NSAID như Naproxen (Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin) nhằm giúp giảm đau và chống viêm. Tác dụng phụ của các loại thuốc này là có thể ảnh hưởng xấu đến dạ dày…

  • Các loại thuốc bôi ngoài da chứa các thành phần như lidocain, methyl salicylate, capsaicin… …có thể giúp giảm đau tại chỗ tạm thời và ít gây tác dụng phụ. Bệnh nhân có thể bôi 2 – 3 lần/ ngày.

1.2 Các loại thuốc kê toa theo chỉ dẫn của bác sĩ:

  • Thuốc giảm đau bậc 2: Các loại thuốc này gồm có Paracetamol kết hợp với Tramadol, có thể dùng 1g – 2g/ ngày.

  • Thuốc ức chế COX-2: Đây là các  thuộc nhóm NSAID có kê toa, gồm Celecoxib (Celebrex) là lựa chọn khá phổ biến. Thuốc ức chế COX-2 có ít tác động lên dạ dày, nhưng có thể gây ra các vấn đề cho tim.

  • Steroid: Glucocorticoid hoặc corticosteroid dạng tiêm là steroid có thể được tiêm trực tiếp vào khớp. Phương pháp tiêm steroid được sử dụng trong các trường hợp đau nặng nhằm mục đích giảm đau, giảm viêm. Tuy nhiên, các thuốc này có nguy cơ làm tổn thương sụn của người bệnh cho nên các bác sĩ sẽ hạn chế tiêm cho bệnh nhân nhiều lần trong một năm.

Có nhiều loại thuốc kê toa, bệnh nhân cần được bác sĩ chỉ định để sử dụng hiệu quả và an toàn

2. Tiêm dịch nhờn cho khớp

Tiêm dịch nhờn cho khớp cũng là một cách điều trị thoái hóa khớp khá hiệu quả. Chất nhờn được sử dụng như Acid hyaluronic hoặc dẫn xuất của chất này đã được ứng dụng khá rộng rãi vì tính an toàn và hiệu quả lâu dài.

Thông thường trong khớp gối có chứa khoảng 2ml dịch khớp. Chất Acid hyaluronic là một yếu tố có ở trong thành phần dịch khớp, hàm lượng từ 2,5 – 4,0mg/ml. Chất này có tác dụng bôi trơn mô mềm và phủ trên bề mặt của sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn. Acid hyaluronic có vai trò làm giảm xóc và bảo vệ khớp, có tính đàn hồi nếu lực tác động lớn, còn nếu lực tác động nhẹ thì nó có vai trò như là dầu bôi trơn. Với những ai bị thoái hóa khớp thì hàm lượng và chất lượng của Acid hyaluronic bị giảm.

Với phương pháp tiêm dịch nhờn cho khớp sẽ giúp cho khớp tăng tính đàn hồi, hoạt động trơn tru hơn mà lại ít có tác dụng phụ.

3. Chườm nóng và chườm lạnh để giảm sưng viêm

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp có thể sử dụng phương pháp truyền thống là chườm nóng và chườm lạnh tại nhà để giảm sưng viêm, giảm đau và giúp khớp linh hoạt hơn.

Với chườm nóng, chúng ta đặt một chiếc khăn thấm nước ấm hoặc lăn đều chai nước ấm lên vùng khớp bị đau được ngăn cách bởi khăn hoặc vải mỏng, Lưu ý là không chườm quá nóng sẽ gây tổn thương cho da. Việc chườm nóng sẽ giúp cho tuần hoàn ở vùng khớp bị đau được tốt hơn, giúp giảm tình trạng cứng khớp và giảm đau khi khớp không có sưng nóng.

Ngược lại với chườm nóng là chườm lạnh được thực hiện bằng cách đặt khăn lạnh hoặc túi đá có màng ngăn lên chỗ khớp bị đau. Cách làm này giúp bệnh nhân thoái hóa khớp giảm viêm và giảm đau khá hiệu quả khi khớp sưng nóng.

4. Các bài tập giúp giảm đau khớp

Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cũng là cách hiệu quả để giảm đau khớp, tăng tính linh hoạt của khớp. Có nhiều nhóm bài tập khác nhau áp dụng cho các vùng khớp khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, các bài tập liên quan đến chân, đùi là phổ biến nhất vì thoái hóa khớp thường  xuất hiện và gây đau nhiều ở khớp gối.

4.1 Bài tập nâng cao chân

Ở tư thế nằm ngửa, tay chống khuỷu và từ từ nâng bên chân bị đau lên khỏi mặt sàn. Sau đó, giữ hai chân thẳng, gót chân cách mặt sàn 8-10 cm, gập gối bên chân không bị đau để giữ thăng bằng và giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Lặp lại bài tập 10 lần.

4.2 Bài tập giãn cơ đùi trước

Nằm ngửa, duỗi thẳng hai gối, sau đó kéo gập gối ở phía không đau ở mức tối đa có thể, gót chân không chạm mông. Khi cơ đùi căng thì hãy giữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi duỗi thẳng và giữ trong 10 giây. Tương tự, đổi chân và thực hiện lặp lại 10 lần.

4.3 Bài tập căng cơ bên trong đùi và cơ mông

Ngồi trên ghế, đặt một cuộn khăn hoặc quả bóng giữa hai đùi, sau đó co cơ mông và ép đùi vào nhau, giữ nguyên 10 giây. Lặp lại động tác 5 lần.

5. Kiểm soát cân nặng

Cân nặng là một yếu tố tiềm ẩn gây nên tình trạng thoái hóa khớp, với những ai đã bị thì việc có cân nặng quá mức trung bình sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, kiểm soát cân nặng được xem là cần thiết để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thoái hóa khớp. Tốt nhất chỉ số cân nặng (BMI) không vượt quá 22.9.

Theo đó, chúng ta nên có chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn quá nhiều tinh bột và chất béo, tăng cường hàm lượng chất xơ và rau xanh trong thực đơn hằng ngày. Về chế độ vận động, những người bị đau xương khớp thường ngại vận động vì sợ sẽ gây đau hoặc tổn thương thêm chỗ xương khớp bị đau, Nhưng thực tế, người bị thoái hóa khớp vẫn nên cố gắng tập thể dục để kích thích tuần hoàn, hạn chế khớp bị cứng và kiểm soát tốt cân nặng của mình.

Các bài tập phù hợp bao gồm đi bộ, đạp xe, bơi, tập dưỡng sinh. Đây là những bài tập phù hợp với những người bị bệnh xương khớp và có hiệu quả giảm đau mang tính lâu dài, bền vững.

Đi xe đạp là hình thức tập luyện rất tốt nhằm phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp

5. Bổ sung các dưỡng chất bảo vệ khớp

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn đối với sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Các chuyên gia cho biết, thoái hóa khớp gối không thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên, người bệnh có thể phục hồi và làm giảm triệu chứng nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học.

Ngoài xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối bởi các nhóm dưỡng chất thiếu yếu cho cơ thể (tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất), không nên ăn nhiều tinh bột và chất béo, thì cần tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ quả, trái cây tươi, các loại đậu, các loại cá nước lạnh giàu omega-3 (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…) hoặc thực phẩm bổ sung.

Bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày, thì các chuyên gia đầu ngành xương khớp chia sẻ, để phòng chăm sóc và bảo vệ xương khớp toàn diện chúng ta cần chủ động bổ sung những dưỡng chất thiết yếu giúp chăm sóc hệ xương khớp từ bên trong như Gosure Canxi.

Gosure Canxi có các tinh chất quý giúp hỗ trợ giảm đau và phục hồi sụn khớp

6. Có chế độ dinh dưỡng thích hợp 

Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe hệ xương khớp nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung. Sau đây là một số thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả.

5.1 Trái cây và rau củ

Không chỉ có lợi cho xương khớp, rau củ và trái cây là nguồn dưỡng chất lý tưởng dành cho sức khỏe và giúp chúng ta kiểm soát tốt cân nặng. Rau củ quả có chứa các chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, cho nên người bị thoái hóa khớp nên bổ sung thêm nhóm thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

5.2 Tỏi và hành

Hai loại gia vị quen thuộc này có chứa Diallyl Disulfide – một hợp chất có tính năng cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp. Vì vậy, người bệnh bị thoái hóa khớp nên có sẵn hai loại gia vị này trong căn bếp của mình.

5.3 Các thực phẩm giàu omega – 3

Axit béo Omega – 3 được khuyến dùng đối với những người bị thoái hóa khớp bởi chất béo không bão hòa này có thể giúp trung hòa tình trạng viêm trong cơ thể. Các thực phẩm giàu omega – 3 không thể bỏ qua đó là cá hồi, cá thu, cá trích, các loại hạt và quả thạch.

5.4 Các loại đậu

Chất xơ trong đậu giúp giảm mức độ Protein C Reactive (CRP), đây được xem là chất chỉ điểm cho phản ứng gây viêm trong cơ thể. Khi lượng CRP giảm xuống đồng nghĩa với chỉ số viêm ở các bộ phận cơ thể ở mức thấp. Vậy nên, ăn các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh,… sẽ góp phần kiểm soát viêm khớp một cách hiệu quả.

Thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp

6. Châm cứu

Châm cứu là một phương pháp cổ truyền ứng dụng vào điều trị bệnh thoái hoá khớp khá phổ biến. Châm cứu có tác dụng giảm đau và giúp tăng cường khí huyết nuôi dưỡng tại khớp, từ đó khớp trở nên linh hoạt và vận động tốt hơn.

Ngoài biện pháp châm cứu thông thường thì thủy châm, nghĩa là dùng kim đưa 1 lượng nhỏ thuốc, thường là thuốc bổ vào huyệt, cũng là cách được nhiều thầy lang thực hiện. Thủy châm có tác dụng giảm đau khớp và tăng tác dụng bổ gân xương. Lưu ý, thủy châm chỉ bơm thuốc vô huyệt, không phải là bơm thuốc vô khớp.

7. Thuốc Đông y và xoa bóp

Thuốc Đông y: Có vai trò giảm đau, tăng cường tuần hoàn giúp cho quá trình nuôi dưỡng ở khớp tốt hơn và làm giảm quá trình thoái hóa khớp. Thông thường người bị thoái hóa khớp sẽ đến gặp các thầy thuốc Đông y để được khám và bốc thuốc.

Thuốc dùng ngoài da: Rất nhiều bài thuốc dùng đắp ngoài và rượu xoa bóp để chữa chứng đau đầu gối hoặc đau các vùng khớp khác tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà có bài thuốc khác nhau.

8. Phẫu thuật thay khớp

Khi khớp bị tổn thương nhiều, mất chức năng vận động, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật Trong nhóm biện pháp phẫu thuật có 3 loại phẫu thuật chính: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt xương và phẫu thuật thay thế khớp.

8.1 Phẫu thuật nội soi

Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để chữa lành những tổn thương và làm sạch các mảnh vụn từ khớp. Thường thì những người dưới 40 tuổi bị thoái hóa khớp gối được chỉ định áp dụng cách này. Trong hầu hết các trường hợp, nội soi khớp có thể làm giảm triệu chứng đau đớn gần như ngay lập tức sau thủ thuật.

8.2 Phẫu thuật cắt xương

Biện pháp này liên quan đến việc cắt xương để loại bỏ áp lực lên phần tổn thương của khớp và sửa chữa sự liên kết xương. Cách điều trị này thường được dành cho những người hoạt động nhiều hơn dưới 40 tuổi mà xương không ở đúng góc độ. Đây là loại phẫu thuật có hiệu quả trong việc ngăn chặn tổn thương khớp.

8.3 Phẫu thuật thay thế khớp

Phẫu thuật thay thế khớp là một quy trình phức tạp nhằm thay thế các bộ phận bị thương hoặc hư hỏng ở khớp, đặc biệt là khớp gối bằng các bộ phận nhân tạo. Thay thế khớp được nghiên cứu rộng rãi và được chứng minh là có khả năng giảm đau và cải thiện tính di động và chức năng vận động hằng ngày của khớp. Tuy nhiên, khớp nhân tạo có tuổi thọ nhất định và giảm chức năng theo thời gian và khi nó hư hỏng thì bệnh nhân lại cần phải được phẫu thuật tiếp.

Trên đây là 8 biện pháp giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp. Tùy vào độ tuổi, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà người bệnh có thể áp dụng một hoặc một số cách trên đây. Quan trọng nhất là dù áp dụng cách chữa trị nào thì người bệnh cũng nên có chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

Bài Viết Liên Quan

Đặt Hàng Ngay