4 giai đoạn thoái hóa khớp gối: Nhận biết, chẩn đoán và điều trị

Đầu gối có những dấu hiệu đau, cứng, sưng khi đứng lâu, ngồi xổm, leo cầu thang… có phải là dấu hiệu của thoái hóa khớp gối? Làm cách nào để chẩn đoán các giai đoạn thoái hóa khớp gối và có phương pháp điều trị đúng cách? Thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết này!

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý mạn tính do sự lão hóa của xương khớp gây ra. Bệnh khiến những ai mắc phải bị đau nhức âm ỉ tại khớp gối, khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí là có nguy cơ tàn phế. Nhiều người cho rằng thoái hóa khớp chỉ xảy ra ở người già, nhưng điều này không chính xác. Ngày nay, lối sống hiện đại và nhiều yếu tố nguy cơ khác như béo phì, chấn thương, ô nhiễm… khiến bệnh thoái hóa khớp đang ngày càng trẻ hóa.

Do đó, mỗi người nên chủ động tìm hiểu các giai đoạn thoái hóa khớp gối từ những dấu hiệu đầu tiên để phòng ngừa, kiểm soát bệnh lý này một cách hiệu quả.

Một số người bị đứt dây chằng chéo, vỡ xương bánh chè… nếu chăm sóc không đúng cách

có thể biến chứng thành thoái hóa khớp gối sớm.

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có thể được nghi ngờ khi có các triệu chứng thông thường trong giai đoạn khởi phát như đau nhức khớp gối một bên. Tuy nhiên, mức độ tổn thương ở mỗi giai đoạn là không giống nhau. Để xác định tình trạng thoái hóa khớp gối của người bệnh đang ở giai đoạn nào (1-2-3-4), bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chụp X-quang khớp gối(1). Dựa vào mức độ tổn thương khớp gối qua ảnh chụp, có thể xác định được giai đoạn thoái hóa cụ thể và có cách điều trị phù hợp.

Dưới đây là tổng hợp các giai đoạn thoái hóa khớp gối từ nhẹ, bình thường đến mức độ nặng

để có phương án điều trị phù hợp.

Thoái hóa khớp gối độ 1

Ảnh chụp X-quang có thể có dấu hiệu của việc mọc gai xương nhỏ.

Biểu hiện:

  • Bệnh nhân thoái hóa khớp gối độ 1 sẽ bị hao mòn nhẹ ở vị trí sụn bao xung quanh các đầu khớp và phần xương dưới sụn của khớp gối.

  • Tuy nhiên, ở giai đoạn này, khi di chuyển bạn sẽ chưa cảm nhận rõ rệt cơn đau hay biểu hiện bất thường nào gây khó chịu ở đầu gối.

Cách điều trị thoái hóa khớp gối độ 1

Ở giai đoạn khởi phát, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tập luyện thể dục, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn… Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị như JEX thế hệ mới (có thành phần như: Eggshell membrane Collagen Peptide, Collagen Type 2, Chondroitin Sulfate, Turmeric Root Extract…) để bảo vệ và tăng cường sức khỏe khớp gối, làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp gối độ 2

Ảnh chụp X-quang cho thấy khe khớp bị hẹp, có gai xương nhỏ.

Biểu hiện

  • Khi khớp gối đã thoái hóa đến giai đoạn 2, trên phim chụp X-quang đã ghi nhận rõ tình trạng khe khớp bắt đầu thu hẹp kèm thêm sự xuất hiện của các gai xương nhỏ tại chỏm khớp gối.

  • Khớp gối của người bệnh lúc này có thể bị đau nhức dai dẳng khi vận động, do gai xương cọ xát vào tổ chức mô xung quanh đầu khớp. Tuy nhiên, cơn đau thường chỉ xuất hiện khi vận động nhiều tại khớp gối (như khi chạy bộ, đi bộ lâu…), cứng khớp khi thời tiết thay đổi hoặc khi mới ngủ dậy, khó khăn khi cúi người, khụy gối… Còn quan sát bên ngoài đầu gối thì chưa ghi nhận tình trạng bất thường nào khác.

Cứng khớp gối khi nằm hoặc ngồi lâu có thể xuất hiện ở giai đoạn thoái hóa khớp gối độ 2

Cách điều trị thoái hóa khớp gối độ 2

Ngay khi có những biểu hiện như trên, người bệnh nên chủ động đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn bệnh tiến triển. Lời khuyên dành cho bệnh nhân ở giai đoạn thoái hóa khớp gối độ 2 là nên kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh ngồi sai tư thế (chéo chân, ngồi xổm, xếp bằng…), áp dụng các bài tập tốt cho khớp gối như bơi lội, yoga… để giảm các triệu chứng đau nhức.

Song song với cách điều trị không dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định cho một số trường hợp nặng hơn sử dụng các loại thuốc giảm đau, hoặc bổ sung sản phẩm bảo vệ và tăng cường dịch khớp (như JEX thế hệ mới), giúp khớp gối hoạt động trơn tru hơn.

Thoái hóa khớp gối độ 3

Hình ảnh từ phim chụp X-quang cho thấy: không gian giữa các khớp thu hẹp hơn so với bình thường, xuất hiện nhiều gai xương, lớp sụn bị bào mòn (mỏng đi), 2 chỏm xương có thể bị biến dạng.

Biểu hiện

  • Người đang ở giai đoạn 3 của thoái hóa khớp gối thường bị đau nhức khi đi lại, chạy bộ, cúi người, leo cầu thang hoặc quỳ. Buổi sáng khi thức dậy sẽ phải “đối mặt” với tình trạng cứng khớp gối, người bệnh phải xoa bóp một thời gian, đầu gối mới cử động trở lại.

  • Tình trạng đau nhức kéo dài và âm ỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, thoái hóa khớp gối có thể làm sưng viêm, nếu nghiêm trọng có thể làm tràn dịch khớp gối hoặc vẹo khớp gối.

Động tác nhấc chân khi leo cầu thang có thể khiến đau buốt đầu gối và chân phải nhấc từng bước khó khăn.

Cách điều trị thoái hóa khớp gối độ 3

Giải pháp can thiệp cần thiết và khoa học lúc này là:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm kết hợp với các bài vật lý trị liệu.

  • Hạn chế vận động mạnh hoặc dùng lực ở đầu gối quá nhiều.

  • Giảm cân với người bị thừa cân, béo phì.

  • Khi sử dụng thuốc và kết hợp các biện pháp bổ trợ mà đau nhức tại khớp gối không thuyên giảm, bác sĩ có thể cho bệnh nhân tiêm các chế phẩm nội khớp như huyết tương giảm tiểu cầu, Acid hyaluronic…

  • Cuối cùng là can thiệp bằng phẫu thuật.

Thoái hóa khớp gối độ 4

Tình trạng hẹp khe khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể hẹp toàn bộ khe khớp, gai xương từ kích thước nhỏ trở thành to, đặc xương dưới sụn, chỏm xương hai đầu gối do mất đi lớp sụn bảo vệ nên đã bị biến dạng, mất xương.

Biểu hiện

  • Khi đã bước sang giai đoạn thoái hóa khớp gối độ 4, các sụn khớp bao quanh khớp đã bị bào mòn hoàn toàn làm lộ rõ đầu xương, vì vậy chỉ cần cử động nhẹ cũng gây đau nhức tại đầu gối. Tình trạng di chuyển nghe tiếng kêu lắc rắc, lụp cụp ở đầu gối là biểu hiện thường gặp kèm theo cơn đau buốt, khiến cho người bệnh bước đi không vững.

  • Ngoài ra, dịch trong bao hoạt dịch cũng giảm đi đáng kể, không đủ để bôi trơn khớp, khiến cho đầu khớp cọ xát vào nhau mỗi khi chuyển động. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm mất khả năng vận động của người bệnh, thậm chí là tàn phế nếu không điều trị kịp thời.

Triệu chứng của viêm khớp khớp xuất hiện nhiều hơn

Cách điều trị thoái hóa khớp gối độ 4

Khác với 3 giai đoạn trước đó, giai đoạn thoái hóa khớp gối độ 4 hầu như chỉ có một phương pháp điều trị đó là phẫu thuật. Tùy vào tình trạng mỗi người, bác sĩ sẽ chọn phương pháp phẫu thuật tương ứng như:

  • Phẫu thuật đục xương chỉnh trục: Phẫu thuật nhằm mục đích là thay đổi vị trí chịu  trọng lượng của cơ thể. Phẫu thuật này thường được thực hiện trên cơ thể người trẻ tuổi.

  • Phẫu thuật thay khớp gối: Phẫu thuật sẽ loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế nó bằng một thiết bị kim loại và nhựa.

Sau phẫu thuật, khớp gối cần được chăm sóc đúng cách, vì vậy ngoài bổ sung dinh dưỡng từ chế độ ăn uống, thì tập luyện nhẹ nhàng là nguyên tắc chung giúp rút ngắn quá trình phục hồi sau đó.

Phòng bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào?

Trên đây là các giai đoạn thoái hóa khớp gối, bạn có thể căn cứ và so sánh với các biểu hiện của cơ thể, từ đó có thể biết được khớp gối đang ở giai đoạn nào trong quá trình thoái hóa. Dù đây là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng của thoái hóa khớp gối gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện dấu hiệu bất thường tại đầu gối như đau nhức, sưng đỏ, khó khăn khi di chuyển, đau khi ngồi xổm, đứng lâu… bạn cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm tránh các biến chứng về sau.

Trước đây, thoái hóa khớp nói chung được coi là căn bệnh của người lớn tuổi, nhưng hiện tại bệnh có xu hướng trẻ hóa và có thể gặp ở cả các đối tượng người trẻ từ 30 tuổi trở đi . Do đó, để ngăn chặn nguy cơ thoái hóa khớp gối sớm, các chuyên gia đầu ngành xương khớp khuyên bạn nên bổ sung các tinh chất quý: Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Eggshell, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Là những dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, giúp tác động đúng vào cơ chế bệnh sinh gây thoái hóa khớp và viêm khớp với những công dụng sau:

  • Hỗ trợ giảm đau xương khớp an toàn, hiệu quả nhờ “chặn đứng” yếu tố làm viêm tiến triển, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Phòng ngừa viêm khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe nhờ ức chế quá trình hình thành kháng thể (các tự kháng thể này có bản chất là các protein (gamma globulin) tự sinh ra và tấn công màng hoạt dịch và sụn khớp). Cùng với đó là giảm các yếu tố tiền viêm như TNF-α, interleukin 1, interleukin 6, interferon gamma… Ngăn chặn quá trình viêm tại khớp bảo vệ khớp một cách tốt nhất.
  • Bổ sung dưỡng chất nhằm tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn nhờ kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản (chất nền). Từ đó giúp khớp chuyển động trơn tru hơn.

GOSURE CANXI – giải pháp an toàn giúp hỗ trợ bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp.

Và mặc dù không thể phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối một cách triệt để, nhưng chúng ta có thể kiểm soát và làm chậm các giai đoạn thoái hóa khớp gối bằng giải pháp khoa học, an toàn là sử dụng GOSURE CANXI mỗi ngày để tăng sức khỏe xương khớp, từ đó mới có thể mang đến hiệu quả phòng và cải thiện thoái hóa khớp gối hiệu quả.

Bài Viết Liên Quan

Đặt Hàng Ngay